Học tập đạo đức HCM

Thị trường lúa gạo: Thông tin ngắt khúc

Thứ bảy - 22/03/2014 22:51
Hành vi của doanh nghiệp mua lúa gạo còn mang nặng suy nghĩ thông tin là bí mật, độc quyền biết tin hoặc chia sẻ theo nhóm lợi ích kéo theo tình trạng cùng trong chuỗi nhưng không hiểu biết về nhau.
Khi Patricia Tanumihardja, tác giả The Asian Grandmothers Cookbook, hướng dẫn ba cách nấu cơm trên The Christian Science Monitor, jasmine được xem như loại gạo ngon có tiếng không chỉ ở Thái Lan mà cả Bắc Mỹ. Việt Nam và Campuchia cũng chọn loại gạo này trồng. Việc gieo trồng cùng một loại giống ở nhiều nước khiến cho việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế gay gắt hơn.

Lúa ế quá

Ở dọc biên giới An Giang và Ta Keo, Vương quốc Campuchia, khi các công ty lớn không hăng hái thu mua lúa gạo thì phải tự hiểu rằng cơ quan chức năng không lo nổi “ đầu ra” và họ phải ráng đẩy dòng chảy lúa IR 50404 theo nhu cầu đấu trộn, cung ứng xuất khẩu nhỏ giọt theo đường tiểu ngạch.

Nông dân chở lúa ra vệ đường chờ thương lái. Ảnh: H.L
Nông dân chở lúa ra vệ đường chờ thương lái. Ảnh: H.L

Anh Tư Lực (Nguyễn Văn Lực) ở bến lúa 21 (kênh Vĩnh Tế) cho biết giá lúa IR50404 sụt chỉ còn 4.100 đồng/kg. Có 4 công ruộng đã cho mướn, anh cất quán nước bên đường phục vụ thương lái tại bến lúa 21, xã An Nông. “Có 11 doanh nghiệp điều hành 20 nhà kho mọc liền kề bên bờ kênh Vĩnh Tế, giá cả, mua hay không là do người khác quyết định”, anh Tư nói.

Mùa này, xế chiều vẫn còn xe chở gạo từ bờ kênh Vĩnh Tế qua đường Xứ về núi Tham Đưng, qua Campuchia. Giao thông thuận lợi khiến việc chở lúa từ kênh Vĩnh Tế qua Campuchia và ngược lại dễ dàng.

Tại bến lúa 21, giống lúa jasmine giúp thương lái Việt Nam, Campuchia, Thái Lan nối kết thị trường làm gạo chất lượng cao; còn giống IR50404 thì đổ về Việt Nam theo yêu cầu phối trộn làm gạo thường thường bậc trung. Khi giá lúa sụt, thương lái ở Sa Đéc, Bà Đắc không lên lấy thì gạo trên Phnom Penh không xuống, giá lúa giảm đồng loạt.

“Chỉ cầu giá đứng yên! Nhưng IR50404, có nơi giá lúa tươi chỉ còn 3.950 đồng/kg. Hai ngày rồi, một ghe lúa chất chưa được 60 tấn”, một thương lái nói. Chủ yếu là lúa IR50404 do dân mình qua bên Campuchia thuê đất trồng lúa, gặt xong chở về. Năm nay, năng suất 1 tấn/công là chuyện bình thường. Họ đặt cược vào giống lúa này và đây là lúc trả giá đắt khi gạo đấu trộn – cung vượt cầu.

Ông Níu, tự giới thiệu là “Ba Tàu lai”, nhà nghề mua bán gạo nói rằng mấy ngày nay ông chỉ mua cầm chừng 60 – 100 tấn. Lúa chín tới cả tháng nhưng nông dân chưa chịu gặt, vì gặt xong giá sụt nữa sẽ lỗ chi phí thu hoạch. Mọi năm đến lúc này nông dân gặt xong, năm nay cứ để ngoài đồng chờ giá lúa nhích lên mới gặt. Kiểu làm này, chắc chắn hao hụt ngoài đồng sẽ tăng cao.

Mệnh ai nấy biết

Hiện nay mối lái nói kho chật hết rồi. Làm sao người cung cấp giữ được mức lời ổn định, vựa sống được và ghe lúa, tới nhà máy sống được. PGS.TS Nguyễn Phú Son, khoa Kinh tế – quản trị kinh doanh, trường đại học Cần Thơ, cho rằng hành vi của doanh nghiệp mua lúa gạo còn mang nặng suy nghĩ thông tin là bí mật, độc quyền biết tin hoặc chia sẻ theo nhóm lợi ích kéo theo tình trạng cùng trong chuỗi nhưng không hiểu biết về nhau.

Theo TS Son, doanh nghiệp mua thông tin. Đã mua thì đó là bí mật. Trong khi nông dân chỉ biết tới thương lái. Làm sao lái định hướng sản xuất được? Vậy mà lái nói sao hay vậy! Thương lái chỉ biết tới công ty, trong khi biến động phía sau quyết định lực kéo lại không được nghiên cứu. Nhà nước không xắn tay vô thì điều tiết vĩ mô sẽ rối hoài.

Làm sao các bộ Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hải quan… ngồi lại với nhà nghiên cứu thị trường, phối hợp đúng chiến lược, đưa ra dự báo kịp thời thì mới cải thiện được tình hình.

Đáng ngại là doanh nghiệp có thông tin không dại gì nói ra. Nông dân chỉ biết tới thương lái. Bản thân các hợp đồng chính phủ, thường là chia quota cho các công ty xuất khẩu, thương lái khó biết. Trong khi đó thị trường có phân khúc, nhưng ai nghiên cứu phân khúc và tính toán khi xu hướng người thu nhập cao sẽ giảm gạo trong bữa ăn?

PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, giám đốc viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam: Quá nhiều điểm nghẽn

Năng suất lúa của Việt Nam trong vòng 32 năm (1980 – 2012) tăng 160%, gấp 2,7 lần so trung bình thế giới. Năng suất là yếu tố quyết định trong thời gian vừa qua, nhưng nó tạo ra cái gì cho nông nghiệp? Giá gạo giảm, khi nông nghiệp là ngành kinh tế mở, ảnh hưởng sẽ rất lớn nếu tham gia thị trường thế giới với chất lượng thấp. Mức suy giảm về giá trị rất cao trong những năm vừa rồi. Giá bán gạo loại gạo 25% tấm chỉ còn 345 – 355 USD/ tấn, gạo chất lượng cao hạt dài Việt Nam đội sổ sau Pakistan, Thái Lan, Brunei, Campuchia. Gạo thơm jasmine của Việt Nam từ 600 còn 465 – 485 USD/tấn.

Trong khi đó, gạo chất lượng cao Phka Malis của Campuchia rất tiềm năng. Trong tương lai loại gạo này sẽ là đối thủ của gạo thơm Việt Nam. Basmati giữ giá 1.500 USD/ tấn suốt trong thời gian dài, không thay đổi. Việt Nam cũng có loại gạo “cẩm” (màu tím than), giá trên mạng Amazon, giới thiệu như thực phẩm chức năng, giá bán từ 200.000 – 500.000 đồng/kg (10 – 25 USD/kg).

Tuy nhiên, phải thay đổi. Theo chuỗi giá trị, nông dân có thể lời 30%, nhưng số lượng ít quá trong khi ông lau bóng xuất khẩu được nhiều hơn. Đến tháng 10.2013, báo cáo của một tổ chức phát triển bền vững của ASEAN nói kết quả khảo sát của ASEAN, an ninh lương thực, an ninh về nước, an ninh năng lượng coi hoành tráng lắm nhưng chỉ số lương thực thua xa Singapore, Myanmar, Brunei, Thái Lan. Chỉ số về nước đứng hàng thứ 9, an ninh lương thực coi hoành tráng nhưng Việt Nam không bảo đảm an ninh ở cấp hộ – gia đình.Chỉ số đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp rất thấp, doanh nghiệp hầu hết đầu tư tập trung ở xây dựng, nhà đất, sân golf chứ ít đầu tư vào nông nghiệp.

Thị trường hiện nay đòi hỏi phải thay đổi tư duy: sản xuất theo nhu cầu thị trường, từ riêng lẻ sang chuỗi, hài hoà thị trường trong nước và xuất khẩu. Thị trường trong nước cũng ăn gạo ngon, còn xuất khẩu thì phải khai thác vai trò thương vụ nước ngoài. Muốn xuất khẩu thì ai nhập cái gì thì phải theo tiêu chuẩn của người ta để xuất khẩu.

Chính phủ nên hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin và dự báo thị trường. Nút thắt lúa gạo đòi hỏi khắc phục một cách căn bản tổn thất sau thu hoạch và chế biến sâu. Lâu nay tổn thất ít nhất 20% về số và chất lượng, bằng 1 triệu ha gieo trồng. Nút thắt khiến không ai dám đầu tư. Rủi ro quá không ai dám bảo hiểm.

Về giống lúa, vấn đề bản quyền và sở hữu cũng đã xảy ra nút thắt trong chuyển giao.

Hoàng Lan ghi


 

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập92,383,680
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây