Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu nông sản: Sắn tiềm năng, lúa gạo ảm đạm

Thứ tư - 30/07/2014 21:24
Nhiều mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao như: sắn, cá tra, tôm... còn lúa gạo và mía đường tiềm năng thấp.
Báo cáo cấp quốc gia đánh giá tiềm năng xuất khẩu vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, trong số 16 nhóm mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, sắn và các sản phẩm từ sắn được “điểm danh” đầu tiên trong nhóm này, trong khi đó, lúa gạo lại rơi vào nhóm tiềm năng thấp.
 
Sắn có triển vọng xuất khẩu cao, nhưng cần tránh phụ thuộc Trung Quốc
Trong danh mục các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, sắn được xếp đầu bảng. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tư vấn Trưởng đánh giá tiềm năng xuất khẩu, cho biết: Sắn là cây trồng dễ thích nghi với điều kiện sống, chủ yếu được trồng ở phía Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc và Đông Nam bộ.
 
Sắn là cây trồng dễ thích nghi với điều kiện sống.
 
Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, bà Hằng chứng minh, năm 2012, giá trị xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 1,37 tỷ USD, còn năm 2013 đạt 1,1 tỷ USD. Thị phần của sắn Việt Nam trên thị trường thế giới đạt 27,3%. Điểm đáng mừng là thị trường xuất khẩu của sắn ngày càng được mở rộng, từ con số 59 nước và vùng lãnh thổ năm 2009, đã nhanh chóng tăng lên đến gần 100 vào năm 2012.
Mặc dù vậy, một điểm băn khoăn với các nhà tư vấn chính sách là, dù là nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, nhưng hiện có tới 85% tổng giá trị xuất khẩu ngành sắn Việt Nam lại thuộc về thị trường Trung Quốc. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu sắn trong thời gian tới, “Việt Nam cần ưu tiên đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”- bà Hằng lưu ý.
Muốn đạt mục tiêu trên, bà Hằng cho rằng, ngoài những nỗ lực về xúc tiến thương mại đến các thị trường khác, cần tăng cường hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ cho ngành sắn, đặc biệt là cho chế biến tinh bột sắn và các sản phẩm từ sắn. Cùng với đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành sắn, nhà nước và các doanh nghiệp cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường, vì ngành này có nguy cơ gây ô nhiễm cao và làm xói mòn đất.
 
Xuất khẩu lúa gạo sẽ khó khăn trong những năm tới?
Lâu nay, lúa gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho một bộ phận lao động lớn của đất nước, tạo thu nhập cho người dân khu vực nông thôn và đóng góp một phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của quốc gia. Tuy nhiên, theo báo cáo cấp quốc gia về tiềm năng xuất khẩu mới nhất này, lúa gạo chỉ xếp vào nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu thấp.
Lý giải cho việc này, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tư vấn Trưởng đánh giá tiềm năng xuất khẩu, cho biết: Mặc dù xuất khẩu gạo gia tăng liên tục về sản lượng trong những năm qua, giá trị thu được từ xuất khẩu gạo chưa tăng tương xứng.
Đơn cử, trong năm 2013, dù doanh thu từ xuất khẩu gạo đã giảm nhẹ so với năm 2012, nhưng vẫn đạt mức gần 3 tỷ USD (6,6 triệu tấn). Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, theo đó các cây trồng khác có lợi nhuận cao và bền vững được khuyến khích đưa vào sản xuất thay vì chỉ tập trung trồng lúa.
Thêm vào đó, thị trường gạo thế giới đang ở mức dư thừa dự trữ cùng với sự có mặt của nhiều nhà cung cấp mới, thị trường xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm tới. Do đó, dù vẫn tiếp tục xem xuất khẩu gạo là mặt hàng nông sản chiến lược, tiềm năng xuất khẩu gạo vẫn được chuyên gia đánh giá là thấp.
Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận, các chuyên gia nghiên cứu đưa ra báo cáo này khuyến nghị, cần chọn phân khúc thị trường gạo  chất lượng cao và đặc sản cho xuất khẩu trong thời gian tới, đồng thời cần chú trọng vào việc chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ lúa gạo./.
 
Ngày 30/07/2014, Cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ và Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo quốc gia đánh giá tiềm năng xuất khẩu. Đây là hoạt động chính trong giai đoạn khởi động của Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương”. Chương trình được triển khai trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào một số tỉnh/thành phố quan trọng. 3 đầu mối triển khai chương trình tại địa phương là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Để đánh giá tiềm năng xuất khẩu của các nhóm hàng, báo cáo này dựa trên tiêu chí mặt hàng hoặc ngành hàng/dịch vụ có tiềm năng xuất khẩu không chỉ bao gồm những ngành hàng đã xuất khẩu tốt, mà còn cả những ngành hàng chưa xuất khẩu bao giờ hoặc đã xuất khẩu với số lượng hạn chế, nhưng có những điều kiện cần thiết để có thể xuất khẩu mạnh trong thời gian tới. Trong đó, việc đánh giá tiềm năng xuất khẩu dựa trên 3 chỉ số tổng hợp: tình hình xuất khẩu hiện tại, khả năng cung nội địa, thị trường thế giới.
Với cơ sở đó, các nhóm ngành hàng được đánh giá thuộc 5 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ. Theo đó, nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu cao như: Sắn, cà phê, cao su, tiêu và gia vị; dệt may, da giầy, điện và điện tử; cá tra, cá ngừ, tôm; mây tre lá, gốm sứ, gỗ và các mặt hàng từ gỗ mỹ nghệ, hàng xuất khẩu tại chỗ; du lịch, dịch vụ xuất khẩu lao động.
Nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu trung bình, gồm: rau quả, chè, mật ong, điều và các loại hạt khác, lâm sản, máy móc thiết bị, sản phẩm dệt, kim khí mỹ nghệ, hàng thủ công, tác phẩm nghệ thuật, nhuyễn thể, dịch vụ vận tải, dịch vụ phần mềm.
Còn lúa gạo, mía đường được xếp vào nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu thấp, bên cạnh các ngành hàng khác như: sản phẩm thêu ren, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ giấy, quà tặng, phương tiện vận tải, nhựa./.
Theo VOV.VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay26,082
  • Tháng hiện tại204,649
  • Tổng lượt truy cập90,268,042
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây