Học tập đạo đức HCM

Cam Vũ Quang đắt giá, thương lái tấp nập mua tại vườn

Thứ năm - 19/11/2020 22:56
Mặc dù năng suất cam năm nay không cao như mọi năm nhưng nông dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi vì cam được giá, thương lái vào vườn mua liên tục.
128d5100931t1824l4 cam

Mới chớm vụ, cam Vũ Quang đã tấp nập thương lái vào thu mua. (Trong ảnh: Thương lái vào tận vườn cam của anh Đoàn Quốc Bảo (thôn 1, xã Quang Thọ) để thu mua.

Thời điểm này, trên các vườn đồi ở Vũ Quang, người làm vườn đang tất bật thu hoạch cam. Anh Đoàn Quốc Bảo (thôn 1, xã Quang Thọ) cho biết: Năm nay do thời tiết thất thường cộng với xuất hiện một số sâu bệnh phá hại nên cam rụng khá nhiều. Tuy nhiên, cam năm nay được giá nên gia đình anh cũng không phải băn khoăn nhiều".

149d4222506t36245l0

Những quả cam chín mọng được thương lái thu hái cẩn thận.

"Giá cam bình quân tại vườn từ 40 - 45 nghìn đồng/kg, tăng 10 nghìn đồng so với năm trước. Dù mới thu hoạch gần tuần nay nhưng vườn cam của gia đình đã được thương lái ở Hà Nội đặt mua cả vườn. Với giá cả như hiện tại, năm nay 600 gốc cam của tôi dự kiến mang về nguồn thu trên 300 triệu đồng” - anh Bảo chia sẻ.

149d4222446t25368l0

Với vào vụ nhưng anh Đoàn Quốc Bảo đã xuất bán được gần 4 tấn cam.

Anh Bảo cũng cho biết thêm, gia đình anh là một trong những hộ có diện tích cam lớn trên địa bàn huyện, với hơn 6 ha, trong đó có hơn 2 ha đã cho quả.

Nhờ chăm sóc tốt và trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên quả cam luôn đạt chất lượng tốt, to đều, có vị ngọt đậm... được thương lái đến hái tại vườn nên anh chỉ việc ngồi cân và đếm tiền tại chỗ.

149d4222525t80653l0

Với chất lượng quả tốt, cam của gia đình bà Cao Thị Luân được thương lái thu mua với giá 40 nghìn đồng/kg.

Đang nhanh tay thu hoạch cam cho thương lái, bà Cao Thị Luân (thôn 1, xã Quang Thọ) phấn khởi nói: “Năm nay thời tiết nắng mưa thất thường, cứ nghĩ giá cam sẽ thấp hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, hơn một tuần trở lại đây trời nắng ráo nên cam đắt giá, gia đình tôi rất phấn khởi. Vụ cam năm nay, vườn cam của gia đình tôi thu hoạch được khoảng 20 tấn. Với giá 40 nghìn/kg như hiện tại, ước tính hết vụ gia đình tôi sẽ thu khoảng 700 triệu đồng”.

Cũng theo bà Luân, hai trận mưa lũ kéo dài cuối tháng 10 vừa qua đã khiến vườn cam rộng 3 ha của gia đình rụng gần 10 tấn, nếu tính như giá cam thời điểm hiện tại thì gia đình bà thiệt hại gần 400 triệu đồng.

149d4222543t66104l0

Cam được giá nên người dân Vũ Quang rất phấn khởi.

Bà Nguyễn Thị Tân (thôn Hương Giang, xã Đức Hương) cho biết: "Mặc dù các đợt mưa, bão vừa qua gây ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích cam trên địa bàn, nhưng bà con chúng tôi đã khắc phục, chăm sóc kịp thời nên nhìn chung cam vẫn đạt chất lượng tốt.

Càng phấn khởi hơn khi mới đầu vụ đã bán được giá, thương lái vào vườn liên tục, không phải lo khâu tiêu thụ, bị ép giá... Thời điểm này, không chỉ riêng gia đình tôi mà tất cả các hộ trồng cam trên địa bàn huyện đang rất phấn khởi. Nếu thời tiết những ngày tới nắng ấm thì giá cam sẽ còn tăng cao".

149d4222603t36844l0

Cam được giá người dân tranh thủ xuất bán.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang, toàn huyện hiện có khoảng 2.540 ha cam các loại, trong đó có 1.800 ha đã cho quả. Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn đều có sản phẩm chủ lực mang thương hiệu vùng miền này.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Năm nay do thời tiết bất lợi nên sản lượng cam trên địa bàn huyện đạt khoảng 15 nghìn tấn (giảm 15% so với năm 2019). Tuy nhiên, giá cam năm nay tăng mạnh nên người dân rất phấn khởi. Ước tính hết vụ, vựa cam Vũ Quang thu về khoảng gần 500 tỷ đồng”.

96d5092501t3523l6 23

Năm nay do thời tiết bất lợi nên sản lượng cam trên địa bàn huyện Vũ Quang đạt khoảng 15 nghìn tấn. (Trong ảnh: Lãnh đạo huyện Vũ Quang kiểm tra, động viện người dân thu hái, xuất bán cam đúng dịp).

Cũng theo ông Thọ, những năm gần đây chất lượng cam Vũ Quang đang được nâng cao vì người trồng đã chú trọng hơn đến kỹ thuật, mở rộng diện tích theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với đó, cam Vũ Quang cũng đã tiếp cận một số thị trường lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.. nên sản phẩm cam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.

Theo Văn Chung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Hôm nay21,596
  • Tháng hiện tại1,221,455
  • Tổng lượt truy cập88,576,525
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây