Học tập đạo đức HCM

Lúa hè thu được mùa được giá, nông dân phấn khởi

Thứ năm - 10/09/2020 06:26
Những ngày này, nông dân trong tỉnh thu hoạch lúa hè thu, với năng suất cao, lại được giá. Các địa phương huy động máy gặt khẩn trương thu hoạch để tránh mưa giông bất thường.

Nông dân xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân) thu hoạch lúa hè thu

Mã lúa đẹp, giá tăng mạnh

Nông dân ở các xã Xuân Phước, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân) thu hoạch lúa hè thu trong không khí phấn khởi vì được mùa, giá lúa tăng mạnh. Ông Mạnh Thế Bình ở xã Xuân Quang 3 cho hay: Gia đình tôi vừa thu hoạch 1.000mlúa, thương lái hỏi mua tại ruộng với giá 5.700 đồng/kg lúa tươi (lúa chưa được phơi khô). Chưa bao giờ tôi thấy giá lúa cao như năm nay.

Còn bà Nguyễn Thị Hương ở xã Xuân Sơn Nam, đang thu hoạch lúa cho rằng, hiện lúa khô được thương lái mua 7.000 đồng/kg. Đây là giá cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, vì thế nông dân ai cũng vui.

Bà Nguyễn Thị Hiền chuyên mua lúa ở huyện Đồng Xuân, thông tin: “Đầu vụ giá lúa tươi ở mức 5.500 đồng, nay tăng lên 5.700 đồng/kg, riêng lúa khô thì vẫn giữ mức 7.000 đồng/kg. Tôi đi mua lúa nên biết cánh đồng các xã Xuân Phước, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam thu hoạch gần xong lúa hè thu; bà con phấn khởi vì vừa được mùa, vừa được giá”

Trên cánh đồng xã An Định (huyện Tuy An), nông dân thu hoạch rộ lúa hè thu. Vụ này, thời tiết thuận lợi cả trong quá trình gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch. Ông Huỳnh Văn Minh ở xã này trồng 3 sào lúa, thu hơn 1 tấn. Với năng suất 350kg/sào, bình quân mỗi sào sau khi trừ chi phí, ông Minh lãi 900.000 đồng.

Ông Nguyễn Trọng Hùng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cho hay, vụ hè thu toàn huyện gieo sạ 2.156ha lúa. Vụ này thời tiết thuận lợi, không xảy ra khô hạn cục bộ như năm trước; bà con nông dân áp dụng sạ hàng, sạ thưa hợp lý nên ngăn ngừa sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất. Nhìn chung, các cánh đồng mã lúa đẹp, bán giá cao nên bà con nông dân phấn khởi.

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Ghi nhận tại huyện Tây Hòa, một trong những vùng sản xuất lúa chủ lực của tỉnh, với diện tích gieo trong vụ này 6.500ha, nông dân sạ các giống năng suất cao, chất lượng tốt như ML48, PY1, PY2, OM 2695-2, BĐR27. Hiện tại các xã Hòa Thịnh, Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa) đã thu hoạch hơn 1.000ha. Bà Bùi Thị Lan ở xã Hòa Tân Tây chia sẻ: Ruộng nhà tôi sạ thưa, giống lúa PY1, PY2 chất lượng gạo thơm ngon. Lúa năm nay được giá nên nông dân bán lúa tươi tại ruộng, không phải bỏ công phơi khô.

Theo ông Nguyễn Dũng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa, nông dân trong huyện đang thu hoạch rộ lúa hè thu, năng suất bình quân từ 70-75 tạ/ha, trong khi năng suất mọi năm chỉ 60-65 tạ/ha. “Với giá lúa như hiện nay, nông dân lãi 50-60%. Hiện nông dân trên địa bàn huyện khẩn trương thu hoạch, các HTX nông nghiệp huy động máy gặt đập đẩy nhanh tiến độ thu hoạch tránh gặp mưa giông bất thường”, ông Dũng cho biết.

Trên cánh đồng Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Nam (TX Đông Hòa), nông dân thu hoạch 1.000ha. Vụ lúa hè thu năm nay vừa được mùa, vừa được giá, trong khi giá thuê máy gặt ở một số địa phương giảm, do giá xăng dầu giảm, giúp chi phí cho vụ lúa này cũng giảm hơn so với mọi năm. “Cuối tháng 8 vừa qua xuất hiện mưa giông, một số diện tích lúa ngã xuôi, máy gặt đập “nhai” được, nông dân không phải cắt bộ. Vụ này thuê máy gặt đập chỉ 100.000 đồng/sào, còn vụ trước thuê đến 110.000 đồng/sào. Thời tiết rất thuận lợi, sáng máy gặt đập phun rơm theo hàng, gia đình bỏ công ra xốc rơm (trở rơm), chiều rơm khô, gọi máy đến cuộn rơm chở bằng xe lôi về. Còn vụ trước gặt lúa gặp trời mưa, phơi rơm 2-3 ngày chưa khô”, ông Vũ Văn Thông ở xã Hòa Xuân Tây chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Lê Lanh Đa, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đánh giá, qua khảo sát, nhìn chung mã lúa năm nay đẹp, bình quân năng suất ước đạt 60,7 tạ/ha. “Đến thời điểm này, lúa hè thu ở Phú Yên đã vượt qua khó khăn, ảnh hưởng ban đầu do hạn hán. Đó là nhờ ngay đầu vụ, ngành Nông nghiệp chủ động lên phương án chống hạn, điều tiết nước và hướng dẫn người dân tưới tiết kiệm. Đồng thời cho dừng sản xuất ở vùng có nguy cơ thiếu nước và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn ít sử dụng nước hơn; khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa ngắn ngày từ 90-95 ngày như Ma Lâm, DV108, PY1, PY2 để hạn chế việc thiếu nước”, ông Đa thông tin.

Theo khuyennong.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại932,274
  • Tổng lượt truy cập92,106,003
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây