Học tập đạo đức HCM

Nhận định và dự báo diễn biến thị trường một số nông sản chủ lực trong tháng 10

Thứ hai - 12/10/2020 08:55

1. Lúa gạo

(1) Sáng ngày 22/9 tại Nhà máy Lương thực Thoại Sơn trực thuộc Tập đoàn Lộc Trời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên sang châu Âu sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi. Đây là kết quả đáng mừng đối với Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương, doanh nghiệp nắm chắc các nội dung cam kết trong Hiệp định EVFTA và những yêu cầu mà Liên minh châu Âu đưa ra, nhất là các vấn đề về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và xuất xứ nguồn gốc để tận dụng cơ hội này. Bộ Nông nghiệp cũng lưu ý đối với 30.000 tấn gạo thơm, EU yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước chứng nhận về tính đúng giống nên các địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát để minh bạch và trung thực trong việc thực hiện quy định này. Doanh nghiệp phải liên kết sâu rộng với các địa phương và các hợp tác xã để tạo ra vùng sản xuất lớn, tập trung, áp dụng đồng bộ và kiểm soát chặt chẽ quy trình canh tác, quy trình thu hoạch để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu mà thị trường EU đã đề ra;

(2) Theo thông tin dự báo cập nhật mới nhất trong tháng 9/2020 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của thế giới năm 2020 ước đạt 495,9 triệu tấn, giảm khoảng 0,1% so với năm 2019. Tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 ước đạt 491,4 triệu tấn, tăng khoảng 1,5% so với năm 2019.

2. Rau quả

Trong tháng 9/2020, một loạt các sự kiện diễn ra cho thấy tín hiệu đáng mừng của ngành rau quả trong việc tận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), vượt qua khó khăn, thách thức của thị trường để ngày càng phát triển bền vững: Cụ thể:

(1) Chiều ngày 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ xuất khẩu café (công ty Vĩnh Hiệp) và lô hàng chanh dây vào thị trường EU do Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) thực hiện;

(2) Chiều ngày 17/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ công bố chính thức xuất khẩu lô hàng thanh long, bưởi, dừa sang EU theo Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA). Lô hàng gồm 20.000 quả dừa tươi, 12 tấn bưởi da xanh và 3 tấn thanh long do Tập đoàn Vina T&T xuất khẩu sang EU bằng đường tàu biển và hàng không;

(3) Sáng 20/9, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp UBND tỉnh Sơn La và Tập đoàn TH khánh thành Tổ hợp chế biến rau củ quả tại Vân Hồ, Sơn La;

(4) Chiều 28/9, tại Khu công nghiệp Mai Sơn, Sơn La, đã khởi công Nhà máy chế biến Rau quả Đồng Giao trên diện tích 9ha, gồm tổ hợp 3 nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại với công suất thiết kế từ 10.000 – 20.000 tấn sản phẩm/năm.

3. Chè

Tại thị trường thế giới, giá chè tiếp tục xu hướng tăng ở các thị trường lớn. Cụ thể, giá chè tại Ấn Độ tiếp tục tăng mạnh lên mức kỷ lục chưa từng có do nguồn cung bị ảnh hưởng bởi lụt lội ở các bang trồng chính và việc nới lỏng lệnh phong tỏa ở một số bang. Ảnh hưởng của nguồn cung thấp do điều kiện thời tiết và trong nước và khu vực cũng giúp giá chè tại Kenya tiếp tục cải thiện trong tháng 9. Tại Ấn Độ, giá chè trung bình trong tháng tính đến ngày 12/9 tại các phiên mở bán của CTTA đạt 2610 USD/tấn, tăng 380 USD/tấn so với tháng trước. Giá chè BP1 giao ngay tại các phiên đấu giá trong tháng (tính đến ngày 16/9) tại sàn giao dịch Mombasa, Kenya đạt trung bình 4.620 USD/tấn, tăng 890 USD/tấn so với tháng trước.

Tại thị trường trong nước, giá chè nguyên liệu trong tháng 9/2020 không có nhiều biến động. Tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng giữ giá ở mức 190.000 đ/kg, chè xanh búp khô 90.000 đ/kg, chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1) 120.000 đ/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè cành 9.800 đ/kg, chè hạt 7.500 đ/kg

4. Thủy sản

(1) Sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang EU tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ 2019. Điều đó phản ánh tác động tích cực của Hiệp định trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản được ưu đãi thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó thay đổi rõ rệt và tích cực nhất là tôm, mực, bạch tuộc. So với các nước đối thủ cạnh tranh khác tại thị trường này, các sản phẩm của Việt Nam đang có lợi thế khi hưởng thuế 0% như sản phẩm tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh (mã HS03 đang chiếm khoảng 30% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam) so với Thái Lan đang bị áp mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia chịu thuế GSP 4,2%; sản phẩm cá ngừ VN sẽ có cơ hội tốt hơn sau 3 – 7 năm thuế được về 0%, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ lớn nhất là Thái Lan, đang bị áp thuế 18%-24%. Tuy nhiên, để tận dụng được ưu đãi thuế quan, ngành thủy sản cần có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng ATVSTP đạt tiêu chuẩn và tuân thủ quy định của thị trường EU. Điều quan trọng là doanh nghiệp biết tận dụng hiệu quả, linh hoạt và trung thực quy tắc xuất xứ của hiệp định. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng thực hiện và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường trong hiệp định, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững;

(2) Dự báo xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm 2020 tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng vào dịp lễ, tết cuối năm;

(3) Theo số liệu được đưa ra tại Hội thảo trực tuyến do Undercurrent News tổ chức, sản lượng tôm năm 2020 toàn cầu dự báo đạt khoảng 3,17 triệu tấn, giảm 16% so với năm 2019.

5. Gỗ và sản phẩm gỗ

Dự báo các tháng cuối năm, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng (dự kiến kim ngạch cả năm 2020 đạt trên 12 tỷ USD4 ) do: vào mùa Noel của các nước tăng mức chi tiêu, mua sắm; tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đã được kiểm soát, hoạt động sản xuất trong nước dần trở lại bình thường, Chính phủ Việt Nam dần khôi phục lại các đường bay quốc tế.

Theo Như Quỳnh/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập270
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm263
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,163,241
  • Tổng lượt truy cập88,518,311
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây