Học tập đạo đức HCM

Cấp ủy, chính quyền các cấp là người “thiết kế”, nhân dân là người “thi công” chương trình xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 13/01/2012 10:50
Ngày 13/01/2012, Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình thí điểm xây dựng mô hình xã nông thôn mới, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước - Trưởng ban chỉ đạo Chương trình cùng các đồng chí: Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng; Vũ Văn Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ và Cao Đức Phát, UV BCH Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị đồng chí Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo tỉnh đã có bài tham luận trực tiếp tại Hội nghị, sau đây là nội dung bài tham luận của đồng chí Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh:
* Thành công lớn nhất của Chương trình, đó là:
1. Nghị Quyết 26 của BCH Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được minh chứng bằng mô hình cụ thể; nông thôn mới được thí điểm xây dựng ở một xã miền núi đã thành công, với hình hài, diện mạo mới được thể hiện rõ; Bộ mặt xã Gia Phố được thay đổi cả về chất và lượng mà không mất đi nét văn hóa truyền thống của nông thôn và đã được nhân ra diện rộng tại Hà Tĩnh;
2. Khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn, cần thiết và đáp ứng kỳ vọng của toàn Đảng, toàn dân, không chỉ với người dân ở khu vực nông thôn mà cả toàn xã hội hết sức quan tâm, mong đợi.
Xã Gia Phố, đã đạt được 16 tiêu chí, tăng 10 tiêu chí, kinh tế tăng trưởng bình quân 15%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,6 lần so với năm 2009; các hình thức tổ chức sản xuất được củng cố và thành lập mới, toàn xã đã có 2 HTX, 8 tổ hợp tác, 12 trang trại, 4 doanh nghiệp. Một số tiêu chí khó và quan trọng đã đạt được, có thể nhiều địa phương khác khó khăn đó là: cơ cấu lao động nông nghiệp chỉ còn 29%; tỷ trọng GDP lĩnh vực phi nông nghiệp trong nông thôn đã đạt 62,4%.
3. Để khẳng định những kết quả đạt được một cách khách quan, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã chỉ đạo tổ chức điều tra xã hội học về sự hài lòng của người dân; kết quả tổng hợp phiếu điều tra 487 người dân xã Gia Phố như sau:
- Chương trình thí điểm về xây dựng nông thôn mới tại xã có thiết thực không: có 100% được trả lời là hiệu quả thiết thực;
- Hiệu quả của Chương trình như thế nào: có 75% số người trả lời là hiệu quả cao; 25% số người trả lời là trung bình;
- Cách thức tổ chức, phương pháp thực hiện Chương trình của xã như thế nào: có 64,3% người trả lời tốt; 24,6% số người trả lời khá và 11,1% trả lời là trung bình;
- Các quy định về tiêu chuẩn các công trình có phù hợp hay không: có 91% người trả lời là phù hợp.
Đồng chí Lê Đình Sơn - PCT UBND tỉnh kiểm tra tại trường mầm non xã Gia Phố
Sự trả lời của người dân càng minh chứng thực tiễn về chương trình thí điểm xã nông thôn mới thực sự thành công cả trong lý luận và thực tế đối với cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn.
* Một số bài học kinh nghiệm:
1. Bài học quan trọng, lâu dài và ý nghĩa nhất đó là: nhận thức, ý thức và hành động tự giác của người dân, ngay từ khi bắt đầu và suốt cả quá trình thực hiện Chương trình. Xây dựng nông thôn mới trong mỗi gia đình, từ công việc nhỏ nhất các công việc hàng ngày như: sắp xếp sinh hoạt hợp lý trong mỗi gia đình, trong vườn, vệ sinh chuồng trại, đến cổng nhà, hàng rào, ứng xử có văn hóa….; đến việc tuyên truyền về quyền lợi và trách nhiệm người dân và đặc biệt vai trò tự chủ và làm chủ, tự quyết định của người dân về các công việc liên quan đến họ, đến thôn xóm, cộng đồng họ sinh sống.
2. Xây dựng nông thôn mới, phải có sự hỗ trợ về nguồn lực của Nhà nước để “kích hoạt”, “kích thích”, “làm mồi” để huy động được các nguồn lực khác và sức dân đầu tư vào các công việc mà chính họ hưởng là hết sức cần thiết. Đó là bài học quý và hơn thế nữa phải có tổ chức biết “Thiết kế để dân là người thi công” đó chính là đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở các cấp, đặc biệt là cấp xã, thì xây dựng nông thôn mới mới thành công;
3. Xây dựng nông thôn mới, đóng vai trò quyết định nhất là sản xuất ra của cải vật chất, đây là gốc của gốc vấn đề, “có thực mới vực được đạo”. Đồng thời với phát triển kinh tế phải nâng cao đời sống tinh thần cho họ; nâng cao  chất lượng nguồn nhân lực; quan tâm cao các tiêu chí gắn liền với lợi ích trực tiếp của người dân nhiều nhất làm trước;
4. Trong xây dựng nông thôn mới, Đảng và Nhà nước biết “dựa vào dân và cả cộng đồng để lo cuộc sống cho dân”, tất cả các công việc đều được đưa ra dân luận bàn, từ chọn việc làm cụ thể, bàn cách làm đến huy động đóng góp thì công việc, công trình chất lượng sẽ cao, tiết kiệm và hiệu quả. Vai trò của cộng đồng từ thôn, cộng đồng các doanh nghiệp, con em xa quê và tất cả các tổ chức cá nhân có tình thương, có trách nhiệm, có đạo lý với quê hương đều chung sức  tham gia xây dựng nông thôn  mới.
5. Phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vào cuộc ở đây không phải chung chung, mà phải phân công, giao nhiệm vụ và phải có sản phẩm cụ thể, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp phải rõ, tạo được phong trào thi đua giữa các tổ chức và các thành viên, hội viên của các tổ chức trong hệ thống chính trị, dưới dự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính quyền.
*Về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp
- Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện qua kết quả: các chính sách, cơ chế thí điểm đã thành công bước đầu;
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay; đảng viên thể hiện rõ vai trò của mình trong các phong trào, vai trò chủ thể người dân trong xây dựng nông thôn mới; sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, cùng chung sức, chung lòng của toàn xã hội; nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã được nâng cao rõ nét; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ý thức chính trị của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn đã được nâng lên một bước;
- Đảng ủy, UBND xã trước đây lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị có phần chung chung, lý thuyết, hành chính, nay đã “có sản phẩm cụ thể” để đánh giá. Nhân dân đã thấy rõ lợi ích thiết thực của xây dựng nông thôn mới, từ đó tích cực tham gia thực hiện; tinh thần làm chủ của nhân dân được phát huy.
Tham quan mô hình sản xuất rau an toàn                           
                                                                                     Ảnh: Báo Hà Tĩnh online

*Từ Gia Phố và thực hiện chương trình Quốc gia nông thôn mới Hà Tĩnh vừa chỉ đạo điểm vừa triển khai trên địa bàn toàn tỉnh:
1.Thành lập tổ chức chỉ đạo các cấp và hoạt động: Công việc này được tiến hành kịp thời và có cách làm phù hợp, sáng tạo: dựa trên hướng dẫn của Trung ương Hà Tĩnh còn Đưa đồng chí Chủ tịch UBMT tổ quốc tỉnh làm Phó Ban, các  Ban xây dựng Đảng vào thành viên của Ban chỉ đạo, ở cấp huyện cũng tương tự. Văn phòng Ban điều phối ở Tỉnh, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BCĐ và UBND tỉnh, có 15 cán bộ hoạt động chuyên nghiệp, Giám đốc Sở NN và PTNT làm Chánh văn phòng; cấp huyện đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Chánh văn phòng. Chỉ đạo ở cơ sở: các đồng chí Thường vụ là Trưởng đoàn chỉ đạo một huyện. Chế độ giao ban: Thường trực Tỉnh ủy, 15 ngày giao ban 1 lần nghe về nông thôn mới. Thường trực Ban Chỉ đạo 15 ngày làm việc 1 lần với Văn phòng Ban Điều phối; đồng chí Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh ít nhất 1 tuần 1 lần và thứ 7 hoặc chủ nhật tuần nào cũng đi xuống kiểm tra và làm việc với một xã một lần. Một tháng họp Ban chỉ đạo mở rộng một lần, các công việc này trở thành thường xuyên, nề nếp và có hiệu quả thiết thực trong lãnh đạo, chỉ đạo và thựuc sự đã huy động được cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn xóm vào cuộc.
2. Năm 2011, tập trung cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức không chỉ cho người dân và ngay cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ cơ sở đến cốt cán cấp tỉnh. Tuyên truyền bằng hình thức tập huấn rộng rãi trên hàng vạn lượt người tham gia; trên các trang thông tin đại chúng, in thành tài liệu phát rộng khắp; tổ chức thi hỏi đáp bằng hình thức sân khấu hóa; tổ chức đi học tập ở nước ngoài 7 đoàn và rất nhiều đoàn đi các địa phương trong cả nước.
3. Ưu tiên cho công tác quy hoạch, Hà Tĩnh thực hiện quy hoạch 3 nội dung trong một Đồ án quy hoạch và trong cùng một thời gian, thực hiện cả lập Đồ án quy hoạch nông thôn mới với xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới và Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cư dân nông thôn. Đến nay về quy hoạch đã phê duyệt 227/235 xã =96,5%; 2 đề án đã có:  188/235 xã= 80%;
4. Ưu tiên tối đa nguồn lực, thời gian bàn về Đề án phát triển sản xuất và tìm các biện pháp để tăng năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất, tìm giá trị gia tăng trong sản xuất; do đó ưu tiên cho chuyển đổi ruộng đất lần 2, xác định cho được sản phẩm hàng hóa chủ lực nông nghiệp của xã, của huyện, của Tỉnh, sản phẩm hàng hóa chủ lực của Tỉnh tham gia với vùng và cả nước và ngay trong mỗi gia đình cũng phải xác định. Ưu tiên tối đa cho công tác giống, các tiến bộ khoa học công nghệ mới, cơ giới hóa. Trong sản xuất đã xuất hiện nhiều mô hình thu nhập tỷ đồng/ha/năm. Các mô hình Đảng viên làm kinh tế thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Đồng thời quan tâm đến vấn đề phát triển các loại hình tổ chức sản xuất: doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại; đặc biệt đã thành công trong mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp với HTX, doanh nghiệp với hộ dân trong chăn nuôi lợn...
5. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới:  năm 2011, toàn tỉnh huy động 2.184 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 65 tỷ; huyện, xã 156 tỷ đồng. Năm 2012, tăng lên 120 tỷ. Nguồn lực từ dân hiến đất, tài sản trên đất và ngày công 229 tỷ đồng; đặc biệt phát động phong trào toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh đang tổ chức thực hiện việc cộng đồng tham gia đỡ đầu các xã đến nay đã có: 56 tổ chức đăng ký đỡ đầu, tài trợ cho các xã: Trong đó, có 2 tổ chức nước ngoài; 19 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp ngoại tỉnh; 36 các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh hiện tại đã đóng góp gần 17 tỷ đồng. Dự kiến cuối tháng 1 sẽ có 96 tổ chức và 115 doanh nghiệp đăng ký đỡ đầu cả 235 xã trên địa bàn toàn tỉnh. Những thông tin về đỡ đầu, tài trợ và hiến đất, hiến tài sản...được ghi tên vào “sổ vàng”, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và Web site: nongthonmoihatinh.vn.
6. Năm 2012, Hà Tĩnh xác định là năm chuyển Chương trình từ chiều rộng sang chiều sâu với một quy hoạch mới, cách làm mới, tư duy mới, để có sản phẩm mới. Đầu tiên là công bố quy hoạch, triển khai quy hoạch ra ngoài thực địa, đóng mốc quy hoạch, tập trung cho phát triển sản xuất, lựa chọn tiêu chí để đầu tư theo Đề án được duyệt và các bài học quý đã rút ra sẽ áp dụng trên diện rộng.
7. Tiếp tục đầu tư xã Gia Phố, các xã điểm, để năm 2012 có 3 xã đạt 19 tiêu chí (Gia Phố, Thiên Lộc và Tùng Ảnh), năm 2013 có 13 xã, năm 2015 có 48 xã (hơn 20%) số xã đạt19/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt thêm ít nhất 7 tiêu chí; bên cạnh đó có sự quan tâm các xã khó khăn, để đến năm 2015 không có xã đạt dưới 10 tiêu chí.
* Một số kiến nghị, đề xuất:
1. Qua Tổng kết từng xã thí điểm và tổng kết chung 11 xã thí điểm, rút ra các bài học kinh nghiệm, tổng hợp thành tư liệu quan trọng triển khai ra diện rộng.
2. Về huy động và bố trí vốn:
- Đề nghị Trung ương làm rõ hơn cơ chế 4:3:2:1; phần nhà nước đầu tư cần có nguồn đủ 40%, để đảm bảo tiến độ đến năm 2015 có 20% và đến năm 2020 có 50% số xã về đích xây dựng nông thôn mới. Dành cho các địa phương chủ động lựa chọn hạng mục, tiêu chí làm trước, làm sau phù hợp điều kiện từng địa phương, theo nhu cầu thiết yếu từng giai đoạn, không nhất thiết phải phân ra 23 và 17%.
- Đối với vốn tín dụng, thực chất là của dân; để phát triển mạnh sản xuất, đề nghị Trung ương có thể cho người dân được tham gia vay khoảng 30% với lãi suất ưu đãi.
- Có cơ chế đặc thù về sử dụng, giải ngân nguồn vốn Chương trình thông thoáng hơn, phù hợp với chủ trương xã hội hóa nguồn lực.
3. Cần nghiên cứu để có thể điều chỉnh một số tiêu chí, chỉ tiêu trong tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia chưa phù hợp, như: Thu nhập, cơ cấu lao động; thu nhập bình quân đầu người; cơ sở vật chất văn hóa (nhà văn hóa có thể có quy định “mềm” hơn, nhà văn hoá không nhất thiết quy định số chỗ ngồi lớn như Hội trường và có thể xây dựng nhà đa năng hoặc như tiêu chí chợ xem xét có nên quy định là trung tâm hay khu dịch vụ, thương mại..
Tại hội nghị này đồng chí Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo tỉnh và thôn Trung Phố xã Gia Phố đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm228
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,711
  • Tổng lượt truy cập90,259,104
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây