Học tập đạo đức HCM

1.100 tỷ đồng để Tây Ninh phát triển chuỗi rau, quả

Chủ nhật - 22/07/2018 00:04
Trước thực trạng giá nhiều loại nông sản chủ lực như mía, mì, cao su có xu hướng giảm, tỉnh Tây Ninh đã chuyển hướng sang phát triển cây ăn quả. Tỉnh vừa kiến nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông qua phương án vay 1.140 tỷ đồng để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau, cây ăn quả.

Thông qua dự án chuỗi giá trị

Theo thống kê, toàn tỉnh Tây Ninh có gần 16.000ha cây ăn quả các loại, thời gian tới sẽ phát triển diện tích lên khoảng 30.000ha. Bên cạnh đó, Tây Ninh sẽ phát triển khoảng 23.000ha rau, củ vào năm 2020; nâng diện tích trồng điều từ 1.000ha lên khoảng 5.000 - 10.000ha.

 1.100 ty dong de tay ninh phat trien chuoi rau, qua hinh anh 1

Tây Ninh sẽ xây dựng vùng sản xuất chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao. Ảnh: T.L

Dự kiến diện tích mía của tỉnh sẽ giảm từ 25.000ha xuống còn 15.000ha; diện tích cao su từ 98.000ha giảm xuống còn 85.000ha; giảm diện tích mì từ 60.000ha còn khoảng 45.000ha. Diện tích đất trồng cao su, mía, mì… giảm xuống có thể chuyển đổi sang các cây trồng khác phù hợp với thổ nhưỡng, như cây ăn quả, rau sạch, điều…

Để tạo thuận lợi cho bước chuyển đổi này, tỉnh Tây Ninh được Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) đề xuất tham gia dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt  Nam. Dự án sẽ có các hỗ trợ nhằm tăng cường điều kiện thuận lợi về chính sách, thể chế và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác công tư trong thương mại hóa một số nông sản ở các địa phương tham gia dự án.

Tỉnh Tây Ninh cũng đã xây dựng dự án đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau quả và cây ăn quả tỉnh Tây Ninh với các đề xuất đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản; hệ thống trang thiết bị máy móc phát triển nguyên liệu và hệ thống sơ chế, chế biến; hạ tầng kinh tế vùng nguyên liệu  và hỗ trợ tài chính cho nông dân sản xuất.

Định hướng đến 2020, tỉnh tiếp tục khuyến khích thu hút đầu tư 2 nhà máy chế biến rau, củ, quả hiện đại; xây dựng hệ thống quản lý nông nghiệp và thông tin thị trường nông sản để tiếp nhận, cung cấp thông tin cho sản xuất và tiêu thụ.

Tổng vốn đầu tư cho dự án là 5.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách là 260 tỷ đồng; vốn từ doanh nghiệp 1.200 tỷ đồng; vốn người dân (tự có) 1.200 tỷ đồng; vốn vay từ ngân hàng thương mại 1.200 tỷ đồng và vốn vay từ ADB là 1.140 tỷ đồng.

Cần thiết vay vốn

Theo Sở NNPTNT Tây Ninh, hàng năm khu vực nông nghiệp đóng góp từ 25 - 30% GDP cho toàn tỉnh; nhưng khu vực này chỉ nhận được 6,3 - 13,15% tổng vốn đầu tư. Còn theo UBND tỉnh, tốc độ tăng nguồn thu ngân sách từ 2010 - 2015 là 8,51%/năm. Trong khi đó, các khoản chi tăng tới 10,88%/năm. Hàng năm, ngân sách trung ương phân bổ cho Tây Ninh nguồn ngân sách từ 2.232 - 3.802 tỷ đồng.

Như vậy, Tây Ninh là một trong số các tỉnh có nguồn thu ngân sách hạn hẹp, hàng năm phải nhận hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Có thể xem đây là một bất lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Năm 2018, Tây Ninh ước thực hiện thu ngân sách theo phân cấp hơn 5.854 tỷ đồng. Đến cuối năm, hạn mức dư nợ vay (sau khi trừ số ước thực hiện dư nợ) là hơn 1.540 tỷ đồng. Năm 2020, thu ngân sách địa phương hơn 6.676 tỷ đồng. Hạn mức dư nợ vay cuối năm dự kiến hơn 1.515 tỷ đồng. Nếu cuối năm 2020, địa phương được vay tối đa 50 triệu USD, tương đương 1.140 tỷ đồng, số được giải ngân bình quân là 190 tỷ đồng/năm thì địa phương này vẫn thỏa mãn điều kiện vay.

Vì thế, ông Phạm Văn Tân - Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Tây Ninh rất cần các nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, gắn thị trường với sản xuất, liên kết giữa nhà kinh doanh với nhà sản xuất và nhất là phát triển các chuỗi giá trị rau, quả.

Hiện tại, ngành nông nghiệp Tây Ninh đang trong quá trình cơ cấu lại sản xuất. Tỉnh đã định hướng lại sản phẩm theo hướng tập trung phát triển vùng sản xuất cây ăn trái chuyên canh, rau quả và cây ăn quả nhiệt đới đặc sản (mãng cầu, chuối, xoài, bưởi, thơm, sầu riêng…) để nâng cao giá trị gia tăng và hướng đến xuất khẩu.

“Thông qua việc đề xuất dự án đầu tư phát triển chuỗi giá trị của địa phương, Tây Ninh coi đây thực sự là cơ hội để nông dân của tỉnh nâng cao năng lực làm vườn rau quả và cây ăn quả; giúp cho tỉnh có thêm các điều kiện thuận lợi để hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp và các bên liên quan phát triển chuỗi giá trị tại địa phương”- ông Tân chia sẻ.

Theo: Nguyễn Vỹ/danviet.vn

 Tags: phát triển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập501
  • Hôm nay92,488
  • Tháng hiện tại828,598
  • Tổng lượt truy cập93,206,262
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây