Chuối đỏ
Trong một hội chợ của ngành nông nghiệp diễn ra tại TP HCM gần đây, nhiều khách tham quan thích thú khi lần đầu tiên nhìn thấy buồng chuối đỏ ở ngoài đời thực. Tuy nhiên, nhân viên gian hàng cho biết do chuối có màu lạ, hiếm có nên giá bán ở mức cao, khoảng… 40.000 đồng/kg chứ không phải 300.000 đồng/kg như quảng cáo trên các trang mạng.
Trao đổi với phóng viên, ông Mã Dương, chủ nhân buồng chuối đỏ được trình diễn tại hội chợ, cho biết vườn nhà ông tại huyện Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) đang bán giống cây chuối đỏ với giá 100.000 đồng/cây.
"Tôi trồng cây chuối này được vài năm và ai thấy cũng thích do mẫu mã đẹp, khi chuối chưa chín có màu tím, khi chín ngã mãu tím đỏ, ăn cũng rất ngon. Tôi không bán chuối con cấy mô mà bán loại cây con chiết từ bụi chuối mẹ theo cách truyền thống nên trồng rất dễ sống. Đây là giống cây mới, đầu ra chưa rõ ràng nên tôi cũng chưa đẩy mạnh phát triển" – ông Dương nhìn nhận.
Theo giám đốc một công ty xuất khẩu chuối ở Đồng Nai, với giá giống lên đến 100.000 – 200.000 đồng/cây trong khi giống chuối cấy mô thường chỉ 12.000 đồng/cây thì việc trồng chuối đỏ chỉ phù hợp với mục đích trồng làm cảnh, trồng cho vui. Bởi lẽ, với các loại quả mới, thị trường tiêu thụ khá hẹp, chỉ nên bỏ vốn đầu tư khi đã chắc đầu ra.
Chuối tiêu hồng Khoái Châu, Hưng Yên
Ở Việt Nam có nhiều giống chuối. Do đây là cây dễ trồng nên có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi.
Từ bắc tới nam có rất nhiều giống chuối khác nhau: chuối tiêu hồng, chuối tây thái, chuối ngự chuối mốc, chuối già, chuỗi dạ hương... Mỗi loại có một đặc điểm khác nhau về hình dạng, thời gian trồng, cách trồng.
Cũng họ chuối tiêu nhưng tiêu hồng là một trong số những loại chuối đang được trồng khá là phổ biến hiện nay.
Đây là giống chuối có nhiều ưu điểm như: giá bán cao, đầu ra ổn định, mà lại dễ chăm sóc. Cây chuối tiêu hồng có nhiều giá trị sử dụng: quả làm thực phẩm, lá dùng làm vỏ gói bánh, thân và củ có thể làm phụ phẩm chăn nuôi rất tốt.
Đây là loại chuối đặc sản có hình thức đẹp, quả to (180-200g/quả), hương vị thơm ngọt, được trồng nhiều ở các xã Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Hàm Tử của Hưng Yên với năng suất trung bình 35-50 tấn/ha/năm.
Chuối tiêu hồng Hưng Yên là một trong những loại chuối đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam
Chuối laba Đà Lạt, Lâm Đồng
Chuối Laba (chuối Tiến Vua), một giống chuối đặc sản nổi tiếng của vùng đất Đà Lạt-Lâm Đồng đang có nguy cơ mai một, giống chuối quý này đã từng rất nổi tiếng,được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon, dẻo ngọt. Trong lịch sử, chuối laba đã được dùng để tiến Vua Bảo Đại, triều đình và các quan chức người Pháp. Vì vậy, chuối Laba còn được gọi là chuối Tiến Vua.
Gần đây nhờ vào công nghệ nhân giống chuối laba bằng phương pháp nuôi cấy và đã được nghiên cứu thổ nhưỡng kỹ lưỡng. Cây chuối laba giờ đây khá dễ trồng, cây có thể thích nghi được ở điều kiện ở đà lạt,măng đen các vùng phía bắc… nhưng do đặc sản của vùng miền dù chuối laba dễ trồng nhưng năng suất và chất lượng trái thì rất khó đạt như ở Lâm Đồng. Nếu trồng dòng chuối này ở vùng khác thì năng suất của cây chuối laba sẽ cho ta chất lượng chuối không ngon như trên Lâm Đồng do tính chất đất đai và điều kiện tự nhiện của mỗi vùng khác nhau.
Chuối laba có dáng thon dài, hơi cong, cuống buồng nhỏ, trái úp vào buồng như mảnh trăng lưỡi liềm. Quả chín có màu vàng hươm mượt mà, thơm ngon, dẻo ngọt. Chuối laba từng được dùng để tiến Vua Bảo Đại và các quan chức triều đình.
Chuối tá quạ Cầu Kè, Trà Vinh
Mỗi quả dài 35 - 40cm, nặng 0,5 - 1,2kg, thoạt nhìn nhiều người không khỏi giật mình với trái chuối tá quạ được trồng ở xứ Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Loại này ra trái trực tiếp chứ không trổ búp như chuối thường, mỗi buồng từ 10 - 20 trái bằng cổ tay. Vì chuối tá quạ cho ít trái nên ngày xưa nông dân chỉ trồng vài cây trong vườn để ăn hoặc dùng thờ cúng chứ ít khi bán. Cũng như chuối sáp, chuối tá quạ không ăn ngay được mà phải luộc chín.
“Chuối trồng chừng tám, chín tháng mới trổ, mỗi buồng chỉ có một hoặc hai nải, vì nhanh chín nên chúng tôi không dám lấy hàng sẵn”, chị Nguyễn Thu Trang - nhân viên cửa hàng đặc sản miền Tây ở Vĩnh Long - cho biết.
Chuối tá quạ dẻo ngọt, thơm ngon nên có thể dùng chế biến nhiều món ăn rất hấp dẫn như nấu cà ri, lẩu, giả cầy..., nhưng món ăn được người lớn lẫn trẻ em ưa thích nhất là luộc. Theo kinh nghiệm truyền lại để luộc được chuối tá quạ phải lưu ý hàm lượng bột của trái và quấn dây quanh từng trái như bánh tét sao cho vỏ chuối không bị nứt để nước không thấm vào làm nhão, nhạt ruột.
Nước luộc chỉ đổ ngập trái, sau đó đặt phên tre, dằn đá lên trên cố định để chuối không bị xám màu của mủ. Nấu khoảng tiếng rưỡi nhắc xuống chờ nguội xắt lát thưởng thức. Để đổi khẩu vị có thể thái chuối bằng hạt lựu nấu cháo vịt ăn rất ngon.
Chuối già hương, Đồng Nai
Chuối già hương rất dài và cong, khi chín có màu xanh, được xuất khẩu rất nhiều sang châu Âu, đặc biệt là Pháp. Chuối già hương giàu dinh dưỡng, rất tốt cho các vận động viên thể hình.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã