Giai đoạn 2001 – 2010, NTTS đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Các hình thức tổ chức sản xuất NTTS được đổi mới, hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ NTTS tiếp tục được xây dựng và củng cố, góp phần hỗ trợ ngư dân phát triển sản xuất.
Theo Đề án, mục tiêu quy hoạch là ngành thủy sản phát triển toàn diện theo hướng bền vững, có nghề cá thủ công ven bờ hợp lý, nghề cá xa bờ và các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản cơ bản công nghiệp hóa vào năm 2020 và hiện đại hóa và năm 2030. Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo được thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào nền kinh tế, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của ngư dân và tham gia hiệu quả trong công cuộc bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Quy hoạch nuôi tôm chân trắng đến năm 2020 cả nước có khoảng 60.000 ha, cho sản lượng 310 .000 tấn - Ảnh: Huy Hùng
Cụ thể, đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 20 tỷ USD, tổng sản lượng thủy sản đạt 9 triệu tấn (trong đó, khai thác đạt 30%, nuôi trồng đạt 70%). Tầm nhìn đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 11 tỷ USD, tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn.
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Cục trưởng Cục KT&BVNLTS cho rằng, trong nội dung Đề án cần chú ý tới vấn đề di chuyển ngư trường khai thác hải sản, bởi nó liên quan tới vấn đề quy mô và lao động trong khai thác. Vì hiện nay, bản Đề án đưa ra vẫn chưa chú trọng tới vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo (Bộ TN&MT), Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam góp ý, sau những báo cáo trước, Đề án gần như đã hoàn thiện, tuy nhiên còn một số vấn đề cần khắc phục như số liệu phân tích không khớp, một số còn mờ nhạt như Chiến lược Biển Việt Nam, chưa giải quyết được một số vấn đề diện tích, tàu thuyền khai thác... Để hoàn chỉnh nội dung Đề án cần: Cơ cấu lại đội tàu với biện pháp hiệu quả hơn, lao động nghề gắn với khu bảo tồn biển; Vai trò của nguồn lực - ngư dân. Bên cạnh đó, xây dựng bảng tiến độ thực hiện của quy hoạch.
Còn ông Nguyễn Tử Cương, Giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam cho rằng, cần đầu tư vào nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ khai thác hải sản bằng việc cấp học bổng, đào tạo nghề cho con em ngư dân. Ngoài ra, cần quan tâm tới các vấn đề như giao biển; Quy hoạch trung tâm nghề cá; Đầu tư thủy lợi, các mô hình nuôi khép kín; Xây dựng chuỗi liên kết; Xây dựng thương hiệu cấp quốc gia...
Kết luận tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền nhấn mạnh, tất cả các vấn đề được bàn luận đề nghị các đơn vị có tờ trình để Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản bổ sung cho nội dung Đề án. Đồng thời, các đơn vị không thể góp ý chung chung mà phải có trách nhiệm trực tiếp Đề án được hoàn thiện.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã