Học tập đạo đức HCM

Bảo đảm an ninh lương thực: Cần một tầm nhìn chiến lược

Thứ năm - 21/02/2013 03:19
Dân số phát triển, nhu cầu về lương thực tăng, nạn lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, đô thị hóa nhanh, biến đổi khí hậu khiến nguồn tài nguyên đất giảm,… đã trở thành những thách thức lớn đối với an ninh lương thực (ANLT) của Việt Nam trong thời gian tới.
Diện tích đất trồng trọt giảm – dân số tăng
 
Ông Đào Quốc Luân – Phó Vụ Trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trung bình từ 6-7 tấn lúa, được xếp vào quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng không vì thế mà nguy cơ mất ANLT không diễn ra, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng 1 triệu người; sự suy giảm về chất cũng như diện tích đất sản xuất kéo theo giảm về chất lượng, sản lượng lương thực. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm giảm 27.000 ha đất lúa do chuyển đổi mục đích sử dụng, canh tác chưa hợp lý dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt là vùng đất dốc và sự xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông. Ngoài ra, Việt Nam còn gặp khó khăn do sự biến đổi của khí hậu, nhất là nước biển dâng có nguy cơ nghiêm trọng làm giảm diện tích đất lúa.
 
Trong một diễn đàn về ANLT vừa được tổ chức mới đây tại TP.Hồ Chí Minh, bà Farra Siregar – đại diện Ủy ban Nông nghiệp DuPont (Hoa Kỳ) cho rằng, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á cùng với đó là tốc độ phát triển dân số tương đối nhanh. Hiện Việt Nam có dân số khoảng gần 90 triệu người, dự kiến đến 2020 dân số sẽ tăng lên 100 triệu người. Do vậy, những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong việc đảm bảo nhu cầu ăn uống, đảm bảo dinh dưỡng cho thế hệ sau là rất lớn. Cũng theo bà Farra Siregar, mặc dù Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nhưng vẫn còn 14% dân số vẫn bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống.
 
Theo Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) đến năm 2020, Việt Nam cần bảo vệ và phát triển quỹ đất lúa ít nhất 3,8 triệu ha, để đáp ứng tổng nhu cầu khoảng 43 triệu tấn thóc, giữ mức xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/năm; tương ứng năm 2030 đạt khoảng 45,3 triệu tấn thóc. Đồng thời, tăng diện tích trồng ngô lên 1,3 triệu ha, sản lượng 7,5 triệu tấn, ổn định bình quân lượng lương thực có hạt/người/năm khoảng 475 kg đến 2020 và khoảng 400 kg sau năm 2030.
 
 
Là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam
 vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh lương thực
 
Tam nông – tầm nhìn chiến lược
 
Nguồn lương thực đã dồi dào, nhưng tiếp theo đó cần phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng và giá trị lương thực. Trước hết là trang bị máy móc, thiết bị thu hoạch và sau thu hoạch để giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển hệ thống nhà máy chế biến lương thực; tăng cường các phương tiện vận chuyển, kho lạnh, bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đến năm 2020 nâng tỷ lệ bình quân chế biến công nghiệp lương thực, thực phẩm chủ yếu lên trên 70%; trong đó lúa gạo trên 65%.
 
Cùng đó, cần kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống dự báo và giám sát mùa màng; hoàn thiện kênh thông tin thị trường, kênh thông tin về giám sát dinh dưỡng; đồng thời, xây dựng ngân hàng dữ liệu về an ninh lương thực và dinh dưỡng trên quy mô quốc gia và các địa phương.
 
Bàn về một giải pháp cho ANLT của Việt Nam, ông Keynote Jim Borel - Phó chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp DuPont cũng cho rằng, để đảm bảo ANLT cần đầu tư cho sản xuất nông nghiệp sẵn có, phân phối, truy cập chính sách minh bạch và thương mại, nếu không chỉ cần một vài thế hệ con cháu các bạn sinh ra là nguy cơ thiếu lương thực sẽ trở nên trầm trọng. Đất đai dành cho nông nghiệp phải được quản lý chặt chẽ, không nên để tình trạng các khu công nghiệp- khu chế xuất, các cơ sở giải trí, thể thao, khu dân cư,... lấn chiếm đất trồng cây. 
 
Theo ông Vũ Ngọc Tiên - đại diện FAO tại Việt Nam, nông nghiệp, nông dân và nông thôn (tam nông) được xem như là một tầm nhìn chiến lược quan trọng của Chính phủ trong việc thúc đẩy an ninh lương thực, thực phẩm nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngành nông nghiệp đang được cơ cấu lại theo hướng: sản phẩm chất lượng và an toàn thực phẩm, sự đổi mới và giá trị gia tăng, an ninh dinh dưỡng,… Ông Tiên nhấn mạnh:  "Để làm được điều này Chính phủ cần phát huy vai trò chủ đạo về chính sách, về nguồn vốn cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận tốt với thị trường thế giới nhằm đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển về thương mại dịch vụ trong nông nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu làm cơ sở phát triển và ổn định lương thực trong nước”.
QUỐC ĐỊNH
theo daidoanket.vn 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập422
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại864,817
  • Tổng lượt truy cập92,038,546
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây