Học tập đạo đức HCM

Bò Hà Nội "lột xác"

Thứ bảy - 25/10/2014 07:09
Theo số liệu thống kê, nhu cầu thịt bò của TP Hà Nội hiện gần 100.000 tấn/năm. Trong khi ngành chăn nuôi bò của thủ đô mới đáp ứng được 9,6% nhu cầu.

Vì vậy, đây là thời điểm thuận lợi để Hà Nội phát triển ngành chăn nuôi bò sữa và bò thịt.

Số liệu Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội công bố tại hội thảo chuyên đề bàn các giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội vừa qua cho thấy, tính đến tháng 9/2014, tổng đàn bò sữa của TP đạt gần 14.000 con/3.156 hộ, tăng 1.267 con (10,1%) so cùng kỳ năm 2013, năng suất sữa đạt 4.700 kg/chu kỳ.

Các giống bò sữa của Hà Nội chủ yếu là bò lai HFF3 trở lên (chiếm 65%), bò HFF2 chiếm (18%), bò HFF1 (7%), bò HF thuần chủng (10%). Với chăn nuôi bò thịt, tổng đàn đến thời điểm này đạt xấp xỉ 129.000 con/79.000 hộ, giảm 8.356 con (6,08 %) so với cùng kỳ năm 2013.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, cơ cấu giống bò thịt của Thủ đô hiện tại có trên 90% bò Zebu (Brahman, Droughtmaster, Red Sindhy, BBB), bò cóc chỉ còn gần 10%. Sau thành công của 2 chương trình Sind hóa và cải tiến nâng cao cao chất lượng giống bò thịt giai đoạn 2001 - 2009 đã đưa tỷ lệ bò lai Sind lên 70%.

Từ tháng 7/2009 đến nay, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tham mưu đề xuất với TP thực hiện Chương trình hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) miễn phí cho các hộ chăn nuôi bò sinh sản, bò sữa thông qua hình thức hỗ trợ người chăn nuôi trực tiếp nhập ngoại, mua bò sữa và phương pháp TTNT.

Trong đó, hỗ trợ nhập ngoại trên 26.000 liều tinh bò sữa cao sản và 700 liều tinh phân ly giới tính bò sữa cao sản.

Đến nay, đã có 133 bê phân ly giới tính ra đời (với trên 90% là bê cái). Khối lượng bê sơ sinh bình quân 28 - 35 kg/con, bê có ngoại hình đẹp, chất lượng tốt, tỷ lệ phối đạt bình quân là 40,9%.

Đặc biệt, 100% đàn bò sữa được TTNT bằng tinh bò sữa cao sản, bò cái sinh sản kém chất lượng được chọn lọc, thay thế. Tính đến hết năm 2014 đã bình tuyển, quản lý giống được 10.500 con bò sữa.

Giống bò sữa hiện tại chủ yếu là bò lai cao sản HFF3 trở lên (chiếm 65%), bò HFF2 chiếm (18%), bò HFF1 (7%), bò HF thuần chủng (10%).

Chương trình phát triển bò thịt cũng được TP Hà Nội hỗ trợ mạnh mẽ theo hướng chuyên thịt có năng suất, chất lượng cao như các giống Brahman, Droughtmaster, BBB và Angus thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng tinh của các giống bò thịt có năng suất, chất lượng cao.

Chỉ tính từ năm 2010 - 2014 đã có 117.411 con bò cái được phối giống miễn phí bằng tinh bò đực giống Brahman, Droughtmaster, Augus, BBB trên 17 huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội. Tỷ lệ TTNT cho bò tăng đáng kể năm 2010 là 24% đến nay đạt 44%.

Qua theo dõi, 100% số bê F1 BBB sinh ra trọng lượng từ 28 - 31 kg/1 bê, bò mẹ đẻ thường, hầu như không phải can thiệp về kỹ thuật và đặc biệt không phải mổ đẻ. Bê F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện, môi trường sống.

Đến ngày 30/9/2014, nhờ các chương trình hỗ trợ của TP Hà Nội đã có gần 7.300 bê lai F1 BBB sinh ra và hiệu quả thu về từ dự án cho hộ chăn nuôi là rất lớn, giá trị sản lượng do chăn nuôi bê F1 BBB SX ra đạt 135 - 150 tỷ đồng, giá trị gia tăng đem lại cho bà con nông dân từ chăn nuôi bê F1 BBB so với chăn nuôi bê lai thịt khác khoảng 60 - 75 tỷ đồng.

Kết hợp được cả tốc độ phát triển, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt của con bố - bò siêu thịt BBB và sự thích nghi với môi trường sống của con bò mẹ - bò lai Sind tại Việt Nam. Bê tăng trọng bình quân là 26 - 28 kg/tháng, cá biệt có con tăng trọng 30 kg/tháng. Dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh.

Trước những thành công bước đầu trong quá trình tạo cuộc cánh mạng mang tính lột xác cho chăn nuôi bò thịt và bò sữa tại Thủ đô, Trung tâm Phát triển chăn nuôi cho biết, TP Hà Nội tiếp tục định hướng phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm từ năm 2015 - 2020.

Trong đó, những vùng gò đồi (gồm các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Quốc Oai và TX Sơn Tây) tập trung các sản phẩm chăn nuôi chủ lực là bò thịt, bò sữa. Vùng bãi ven sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Đà, sông Tích) tập trung phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại gắn với việc bảo vệ vành đai xanh của Hà Nội, tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa.

Phấn đấu, đến năm 2015 đàn bò đạt 170.000 con, sản lượng thịt bò đạt 8.240 tấn và năm 2020, tổng đàn bò đạt 170.000 - 175.000 con, sản lượng thịt đạt 8.000 tấn, trong đó đàn bò sữa đạt 20.000 con, sản lượng sữa ước đạt 36.000 tấn đưa Hà Nội trở thành một trong những địa phương SX thịt và sữa bò lớn của cả nước.

Nguyên Huân
Theo nongnghiep.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,302
  • Tổng lượt truy cập93,151,966
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây