Học tập đạo đức HCM

Các mô hình kinh tế sản xuất: Hiệu quả nhưng khó nhân rộng

Thứ bảy - 16/03/2013 09:17
Trong những năm gần đây, tỉnh và các địa phương dành nguồn kinh phí không nhỏ nhằm hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, riêng năm 2012, các địa phương dành tối thiểu 15% nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới để đầu tư phát triển sản xuất. Cùng với đó lồng ghép các nguồn vốn khác, các địa phương để triển khai thực hiện được 255 mô hình, dự án phát triển sản xuất với tổng nguồn vốn trên 97 tỷ đồng. Điển hình, mô hình lúa chất lượng QR1 quy mô 50ha tại Quảng Yên và Đông Triều; trồng cà chua bi theo hướng VietGap; hoa công nghệ cao, chăn nuôi lợn rừng sinh sản; nuôi gà Ai Cập siêu trứng, chim trĩ; nuôi cua biển thương phẩm công nghiệp...

Có thể khẳng định, các mô hình kinh tế phát triển sản xuất được triển khai thực hiện thành công tại các địa phương, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng hoá, khai thác lợi thế và thế mạnh của từng địa phương. Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả được nghiên cứu ứng dụng và nhân rộng góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Các mô hình phát triển kinh tế không chỉ tạo ra những thay đổi trong đời sống kinh tế của gia đình mà còn góp phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo ở nông thôn. Từ các mô hình sản xuất hiệu quả, các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có chất lượng cao từng bước được xây dựng, đồng thời hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu gắn liền với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Mô hình nuôi chim trĩ đỏ của gia đình anh Bùi Văn Hảnh, thôn 11, xã Hiệp Hoà, TX Quảng Yên.
Mô hình nuôi chim trĩ đỏ của gia đình anh Bùi Văn Hảnh, thôn 11, xã Hiệp Hoà, TX Quảng Yên.

Kết quả của việc triển khai các mô hình kinh tế sản xuất nông nghiệp đã có, tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình này lại là một bài toán khó. Bởi nhìn nhận từ thực tế khách quan cho thấy trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có nhiều mô hình cho giá trị kinh tế cao, nhưng số lượng các mô hình thành công được nhân rộng thì rất hạn chế. Thậm chí có nhiều mô hình qua triển khai thử nghiệm, đánh giá tổng kết thành công, đạt hiệu quả cao và có khả năng nhân rộng nhưng kết quả vẫn chỉ dừng lại ở mức độ mô hình thí điểm. Ông Vũ Nhật Quang, Bí thư Đảng uỷ xã Đông Ngũ cho biết: Thời gian qua, xã đã tích cực triển khai các mô hình kinh tế phát triển sản xuất, thúc đẩy kinh tế địa phương như: Trồng nấm linh chi, ngô Mỹ, ngô nếp lai, nuôi cua biển... Đơn cử như mô hình nuôi cua biển, hiện toàn xã Đông Ngũ đã có trên 10ha đầm nuôi cua biển với gần 20 hộ tham gia. Trừ chi phí mỗi hộ nuôi cua thu được 200-250 triệu đồng tiền lãi/năm. Thành công bước đầu của mô hình nuôi cua thương phẩm tại xã Đông Ngũ đã góp phần mở ra hướng làm kinh tế mới, ổn định thu nhập cho bà con nơi đây, đồng thời, còn giúp cải tạo môi trường sinh thái. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình gặp không ít khó khăn, bởi nếu nhân rộng số hộ nuôi cua thì không có con giống và nếu nhiều hộ nuôi tạo ra lượng sản phẩm lớn thì tiêu thụ ở đâu?

Đây không chỉ là băn khoăn của xã Đông Ngũ mà hầu hết các địa phương khi triển khai các mô hình sản xuất đều lo như vậy. Chính từ những bất cập chung của công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp nên đối tượng sản xuất thiếu sự đầu tư mang tính chất tập trung, trọng điểm và đồng bộ. Cùng với đó nhận thức của người dân còn hạn chế, tư tưởng trông chờ ỷ lại còn cao, khi triển khai mô hình, các hộ nông dân đều được hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật nhưng sau khi kết thúc chương trình rất ít hộ chịu bỏ vốn để tiếp tục sản xuất. Việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất tập trung, tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của nông dân còn chậm, trong khi đó, sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền còn hạn chế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống khuyến nông để nhân rộng mô hình mới, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, nâng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác trên diện rộng. Đây cũng chính là những rào cản đang đặt ra cho các địa phương trong phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Cao Quỳnh
baoquangninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm330
  • Hôm nay46,817
  • Tháng hiện tại822,095
  • Tổng lượt truy cập91,995,824
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây