Học tập đạo đức HCM

Chuyện cái giếng làng

Thứ ba - 09/06/2015 04:55
Giếng làng từng là nơi người dân ở các thôn xóm xưa kia sử dụng để lấy nguồn nước sinh hoạt. Ngày nay, dù chức năng đó không còn, nhưng chiếc giếng vẫn có giá trị lịch sử rất lớn, nên trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều nơi đã tập trung xây dựng, tu bổ giếng làng.
Cách làm của thôn Ngũ Lão, xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư (Thái Bình) là một ví dụ điển hình. Ông Trịnh Văn Hễ- người trong thôn, năm nay xấp xỉ 90 tuổi chia sẻ: “Cái giếng này xưa kia là nguồn nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt của cả làng với mấy trăm khẩu”. Cũng vì thế, người dân làng Ngũ Lão yêu quý và giữ gìn giếng làng như máu thịt. Không chỉ vì nó là nguồn nước nuôi sống bao thế hệ mà còn vì nó chứa đựng nhiều kỷ niệm và nhiều tầng lớp giá trị văn hóa. 
Giếng làng đã được người dân Ngũ Lão khôi phục lại. Ảnh: Khắc Duẩn
Giếng làng đã được người dân Ngũ Lão khôi phục lại. Ảnh: Khắc Duẩn
Khoảng gần cuối những năm 1999-2000, khi đời sống của nhân dân có phần được nâng lên, rất nhiều nhà đã xây được nhà mái bằng, bể nước mưa. Đó cũng là lúc dân trong làng Ngũ Lão không sử dụng nước giếng làng nữa. Cùng với đó là ý thức về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cho giếng làng bị mọi người lãng quên. Một số hộ sinh sống gần giếng cũng tha hồ đổ nước thải sinh hoạt,  rác thải chăn nuôi xuống giếng làng làm cho nguồn nước đen đặc, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Bà Vĩ, một người sinh sống ở gần giếng làng cho hay: “Đã có một vài lần, nhiều bà con trong thôn làm cuộc “cách mạng” để cứu giếng nhưng không thành”. 

Anh Đặng Châu Giang – một người hăng hái nhất trong phong trào “cứu giếng” chia sẻ: “Khi nhà nước có chủ trương xây dựng NTM về thôn xóm, bà con ai cũng háo hức. Việc đầu tiên bà con mong muốn được góp công, góp của, góp sức để làm là đường giao thông và khôi phục cái giếng làng. Bà con giao cho thanh niên lên kế hoạch, phương án thực hiện.” Vậy là người góp 50, người 100 ngàn, nhà có điều kiện thì vài triệu đồng... để thanh niên thuê máy, huy động nhân lực nạo vét, thay nước, kè ốp xung quanh, xây thành giếng, làm cầu, trồng cây xanh xung quanh giếng làng. Từ một cái vũng nước tù đọng, bẩn thỉu không ai dám đến gần, giếng làng lại trong xanh và đẹp như trong cổ tích. 

Khôi phục thành công cái giếng còn là bài học về sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Bởi nếu không đoàn kết thì không thể có gần trăm triệu đồng để cải tạo giếng và không thể đấu tranh giành lại đất cho giếng làng cũng như cùng nhau bảo vệ giữ gìn cho giếng trong-sạch-đẹp.

 

Theo Danviet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập861
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại788,320
  • Tổng lượt truy cập93,165,984
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây