Học tập đạo đức HCM

Chuyện chủ nhiệm đi học nước ngoài

Thứ tư - 25/12/2013 02:19
Giọng trầm ấm, nụ cười hồn hậu, chàng thanh niên Sơn Thanh ở phường 5, vùng ven TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) kể, gia đình anh vốn rất nghèo, không đất SX. Để vượt qua cái nghèo thì con đường duy nhất là học, phải học thật giỏi để thoát nghèo.

Cánh cửa cuộc đời tưởng chừng như mở ra tươi sáng với anh khi 20 tuổi (năm 1988) Thanh thi đậu ngành Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Nhưng chỉ một năm sau, anh phải ngậm ngùi bỏ học, xa bạn, xa trường chỉ vì nhà quá nghèo.

Rồi Thanh tham gia công tác đoàn ở địa phương. Nhờ người thân, bạn bè tin tưởng giúp cho vốn làm ăn, năm 1995 Thanh xây chuồng nuôi 5 con heo nái gây đàn. Những năm sau đó, chăn nuôi khá lên, Thanh vinh dự là một trong 21 đoàn viên tiêu biểu tham dự Đại hội Thanh niên lập nghiệp toàn quốc.


Chủ trang trại Sơn Thanh

Thanh năng động, xông xáo hoạt động các phong trào thi đua SX. Đến năm 2001, Thanh cùng với một số nông dân đứng ra thành lập HTX 19/5 và được bầu làm chủ nhiệm. “HTX với 3 chiếc máy cày, cách thức hoạt động khá giản đơn, đầu vụ cho máy ra đồng cày xới, cuối vụ kéo lúa về rồi thanh toán chi phí sau. Cách làm này bà con ai cũng hài lòng”, Thanh nhớ lại.

Năm 2000, Thanh cùng nhóm nông dân SX giỏi sang Nhật Bản học làm kinh tế. “Lần đầu đi nước ngoài lo lắm, lớ ngớ chưa biết học được gì; một chữ Nhật bẻ đôi không biết, cứ trông chờ phiên dịch thì làm sao trao đổi, học hỏi cách làm với nông gia nước ngoài? Chẳng lẽ “cưỡi ngựa xem hoa”? Nghĩ vậy, mình chỉ còn con đường là phải học nói tiếng Nhật cho bằng được”, Thanh kể.

Ấn tượng xứ hoa anh đào

“Nông nghiệp Nhật Bản có điểm tương đồng gần gũi với nước ta, HTX nông nghiệp ở nước này có nhiều cách làm hay. HTX mở cửa hàng nhỏ lẻ, quản lý chỉ một người là đủ, là cách giảm chi phí hiệu quả. Người quản lý hiểu rõ “tay nghề” chuyên môn của từng xã viên để có thể phân công, bố trí SX theo đúng sở trường, đáp ứng nhu cầu đặt hàng.

Họ biết áp dụng tính chuyên môn hóa sâu. Người đứng đầu HTX lo đầu ra, biết rõ thị trường đang cần gì. Xã viên chỉ lo SX. Sản phẩm làm ra đóng gói có ghi rõ thông tin đảm bảo ATVSTP trên bao bì và kèm theo tên nông dân SX. Khuyến nông yểm trợ kỹ thuật, cho HTX vay vốn để SX theo đơn đặt hàng”, Thanh chia sẻ.

Sau chuyến đi Nhật trở về anh thấy mình còn hụt hẫng kiến thức, vậy là lao vào vừa làm vừa học. Năm 2006 anh tốt nghiệp Đại học Kinh tế. Thanh cho biết đến nay anh đã đi học hỏi SX ở 8 nước. "Tiền túi không nhiều làm sao đi? Nông dân nước ta còn nghèo, ít có mấy người bỏ tiền túi đi sang xứ người, một phần do trở ngại ngôn ngữ, mặt khác “đơn thương độc mã” khó tiếp cận với nông dân nước bạn. Mỗi chuyến một tuần, nửa tháng… chưa học được gì, vì vậy phải đi, học thật nghiêm túc.

Theo anh, Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển nhưng luôn chú trọng SX nông nghiệp. Nông dân thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi có khi còn cao hơn làm công nhân viên chức ở thành thị. Họ SX theo vùng, chuyên canh, trên cánh đồng sử dụng một loại giống. Sử dụng vật tư nông nghiệp có đến 80% chất vi sinh dùng trong cây trồng và hướng giảm tối đa dùng thuốc hóa học...

"Một sàng khôn"

Trở về sau những chuyến đi Thanh nghĩ tới việc “cách tân” trong phạm vi trại chăn nuôi nhỏ của mình. Học cách làm việc có kế hoạch ngắn và dài hạn để làm thế nào hợp lý theo từng giai đoạn SX và khả năng tái đầu tư mở rộng mà cấu trúc chuồng trại nối mạch liên hoàn không phải đập bỏ đi rồi xây mới lại.

Trong xóm, còn nhiều nông dân lam lũ, cực nhọc, thua thiệt và nghèo khó. Sơn Thanh nghĩ mọi người đang kẹt trong cách tính: Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hai ba con heo chẳng khác nào làm ăn kiểu “mua sỉ, bán lẻ”. Mua thức ăn lẻ, số lượng ít, giá chênh gần 30% so với trại nuôi heo số lượng nhiều với giá sỉ.


Sóc Trăng có hơn 120 trang trại nuôi heo qui mô lớn

Tương tự, chi phí phòng trị bệnh thú y nuôi càng ít, giá tốn phí càng cao. Đơn cử chỉ 1 lọ thuốc vacxin 25 liều dùng cho 25 con heo. Trong khi một hộ nuôi 2 con heo phải tốn hao 1 lọ, xài không hết bỏ đi lãng phí. Rồi đến khi heo xuất chuồng, vì số ít bị ép giá, giá bán thấp như bỏ hàng sỉ. Như vậy dân chăn nuôi nhỏ làm sao có lãi, thay đổi cách làm được không?

Trình độ SX của nông dân mình chưa đồng đều, làm theo tập quán cũ, thích gì làm nấy. “Cái tôi” còn lớn trì kéo họ. Muốn nông dân thay đổi tư duy SX, chung quy vẫn là cách tổ chức làm ăn liên kết. Nông dân chịu ngồi chung hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong từng nhóm nông dân, tổ SX như HTX nông nghiệp hoặc theo phong trào cánh đồng mẫu lớn, cùng nhìn một hướng, cùng làm, tạo ra hiệu quả và thấy được lợi ích sẽ hợp tác với nhau.

“Chia sẻ cùng nhau từ cách tính, cách làm để chi phí thức ăn, thuốc thú y giảm, tới khi cho lứa heo xuất chuồng chỉ cần một đại diện làm đầu mối, thương thảo bán với giá có lợi nhất là nông dân trong tổ hợp tác sẽ đồng tình”, Thanh giãi bày.

Cách làm của Sơn Thanh “tích tiểu thành đại”. Từ ban đầu nuôi 5 con heo nái, sau đó sẽ tăng đàn lên 80 con. Nuôi gặp may trúng giá sẽ “nở nồi”, thêm 50 con heo nái sẽ nâng tổng đàn lên 800 con, đi từng bước chậm và chắc sẽ thành công. Sơn Thanh mường tượng khi đi ra ngoài học, trong đầu giống như chiếc máy ảnh, quan sát, ghi nhận. Trở về “vận” vào chuyện làm ăn, trong “túi” bảo bối ấy như xài hoài không vơi.

Ở nhà Thanh làm việc từ 3 giờ sáng hằng ngày, anh phân chia công việc, cắt cử nhân công phối hợp nhịp nhàng. Hình ảnh mà mọi người có thể nhìn thấy là một Sơn Thanh năng động, góp nhặt làm giàu qua từng "ngày đàng".

Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập787
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm786
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,681
  • Tổng lượt truy cập93,137,345
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây