Học tập đạo đức HCM

Công nghệ nông nghiệp Nhật Bản

Thứ hai - 19/03/2018 09:36
Nói đến Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến một đất nước phát triển với những công nghệ cao, với những sản phẩm máy móc thiết bị điện tử hàng đầu, với kỹ nghệ xe hơi và tàu thủy nhất nhì thế giới… nhưng đừng quên, ở đấy còn có cả một nền nông nghiệp tuyệt vời.

Làm chủ cái khó

Tương tự các nước Đông Á và Đông Nam Á khác, từ xa xưa, Nhật Bản cũng thuộc nền văn minh lúa nước với loại cây canh tác chủ lực là lúa gạo. Chỉ khác là điều kiện canh tác tại Nhật có nhiều khó khăn hơn. Nhật là một quần đảo nên địa hình chính là núi dốc, phần đồng bằng rất ít, do vậy người Nhật đã trở thành những người tiên phong trong việc kiến tạo ruộng bậc thang, và họ đã thành công. Điều kiện khí hậu và thời tiết cũng rất khắt khe, vào đầu mùa thu thì bão, mùa đông thì tuyết rơi đầy, nơi vùng duyên hải thì thỉnh thoảng đón nhận các trận sóng thần, còn vùng núi thì đôi khi núi lửa phun trào.

Vì vậy, người Nhật đã đưa nông nghiệp phát triển theo hướng khoa học bền vững, cho ra sản lượng nông nghiệp cao với chất lượng tốt hàng đầu thế giới. Điển hình cho nền nông nghiệp Nhật là Ibaraki, một tỉnh nằm trong đồng bằng Kanto lớn nhất của Nhật.

Vườn dâu Haru ở thành phố Kishiwada, Osaka
Vườn dâu Haru ở thành phố Kishiwada, Osaka

Do có diện tích đồng bằng lớn nhất nước nên Ibaraki rất thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp và là địa phương sản xuất nông nghiệp lớn hàng thứ hai của Nhật với nhiều cơ quan nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp hiện đại nhất. Tuy dân số của tỉnh này chỉ có 3 triệu người nhưng lại có GDP đạt hơn 110 tỷ USD một năm, được đóng góp từ hơn 50% là nông nghiệp hoặc các ngành liên quan đến nông nghiệp.

Hiện nay, chỉ có 3% dân số Nhật làm nông nghiệp nhưng lại cung cấp lương thực, thực phẩm chất lượng cao dư thừa cho dân số hơn 127 triệu người cùng xuất khẩu. Lý do của thành tựu này, chỉ có thể nói một cách đơn giản rằng, nền nông nghiệp của họ là cả một hệ thống công nghệ cao, với một chuỗi mắt xích liền lạc và kín kẽ.

Những chuyện thần kỳ

Các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của Nhật đẹp như một công viên, với rất nhiều tòa nhà kính trồng các giống cây mới lai tạo từ công nghệ gen. Người ta có thể nhìn thấy ở đây những cây dâu trĩu trái căng mọng, những loại hoa được tạo nên màu sắc tùy theo ý thích của con người làm tăng gấp nhiều lần giá trị thông thường, những giống cà chua và rau trái năng suất cao cùng giống lúa chất lượng tốt nhất thế giới… Và tất cả các thành tựu nghiên cứu này đều được chuyển giao cho nông dân sản xuất.

Với công nghệ sinh học và kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, người Nhật nói chung và người dân Ibaraki nói riêng, rất hãnh diện về sản phẩm nông nghiệp của mình, đặc biệt là dâu tây, đến nỗi đã đặt tên cho hai giống dâu đặc biệt ở đây là “Công chúa Hitachi” và “Nụ hôn Ibaraki”.

Nói về máy móc kỹ thuật nông nghiệp, người Nhật áp dụng toàn bộ tự động hóa và cơ giới hóa. Cả cánh đồng chỉ có khoảng vài ba “nông dân” để theo dõi máy móc hoạt động. Từ máy gieo hạt giống, máy be bờ, các loại máy làm đất, cho đến máy bay phun thuốc không người lái... đều rất hiện đại. Đơn cử như chiếc máy be bờ, khi nó vừa hoạt động xong thì bờ be đã cứng như bê tông, bước chân lên không hề để lại dấu giày.

Tại Nhật, có một ngôi làng được gọi là làng thần kỳ. Làng có tên Kawakami Mura, nằm trên một khu vực thổ nhưỡng cằn cỗi, trước đây là một trong những ngôi làng nghèo nhất nước Nhật, nhưng kể từ những năm 1970, làng đã trở nên giàu có một cách thần kỳ, chỉ nhờ vào trồng rau xà lách trong nhà kính. Và hiện nay, “Làng thần kỳ Kawakami” là một ngôi làng giàu nhất Nhật Bản.

Làm nông nghiệp ở “ Làng thần kỳ kawakami”
Làm nông nghiệp ở “ Làng thần kỳ kawakami”

Tuy vậy, Kawakami Mura chỉ là một trường hợp điển hình bé nhỏ. Chính Hokkaido, gọi theo Hán Việt là Bắc Hải Đạo, hòn đảo cực Bắc trong bốn đảo chính của Nhật, mới là chốn thần kỳ quy mô lớn.

Hokkaido, vùng đất được mệnh danh là châu Âu trong lòng Nhật Bản. Tại đây, thời tiết vô cùng khắc nghiệt với khí hậu băng giá nên cây lương thực khó thể tồn tại, tưởng chừng nơi đấy sẽ không trồng nổi một ngọn rau để ăn. Điều bất ngờ là ngành nông nghiệp Nhật Bản chủ yếu được phát triển chính trên mảnh đất Hokkaido này. Đây chính là điều vi diệu nhất mà chỉ có người Nhật làm được. Và đây cũng là một trong những lý do khiến Nhật Bản được mệnh danh là quốc gia có nền nông nghiệp kiểu mẫu trên thế giới.

Lý do thành công của người dân Hokkaido là họ trồng cây thực phẩm các loại trong nhà kính, là nơi nhiệt độ luôn được điều chỉnh ấm áp trong khoảng 23 - 25oC trong khi bên ngoài dưới 0oC.

Từ khoảng ba mươi năm trở lại đây, nông dân Nhật đã quen thuộc với phương thức làm nông nghiệp trong nhà kính. Theo chuyên gia Nhật, trồng cây trong nhà kính đem lại rất nhiều lợi ích: luôn luôn ổn định do không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như mưa, gió bão, nắng hạn; làm được liên tục quanh năm mà không bị phụ thuộc vào mùa màng, do điều chỉnh ổn định được nhiệt độ. Do nhiệt độ ổn định không bị chênh lệch thay đổi, cây trồng cũng sẽ ổn định mà không bị sâu bệnh, bảo đảm được chất lượng cây trồng. Vì nếu nóng quá cây sẽ khô héo, lạnh quá cây cũng không sinh trưởng và phát triển, kéo theo vô vàn các loại sâu bệnh gây thiệt hại đáng kể cả năng suất lẫn chất lượng. Làm nông nghiệp trong nhà kính giúp việc áp dụng công nghệ hiện đại dễ dàng hơn, năng suất cao hơn làm ngoài trời, không bị mất sức nhiều do nhiệt độ mát mẻ ổn định.

Hiện nay, Nhật Bản không chỉ cung cấp đủ các chủng loại rau sạch và an toàn cho chính quốc mà còn xuất khẩu ra bên ngoài, góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước giàu mạnh đứng hàng thứ 3 trên thế giới.

Bùi Kim Sơn (Theo Lifestyle)
Nguồn: 
Làm chủ cái khó

Tương tự các nước Đông Á và Đông Nam Á khác, từ xa xưa, Nhật Bản cũng thuộc nền văn minh lúa nước với loại cây canh tác chủ lực là lúa gạo. Chỉ khác là điều kiện canh tác tại Nhật có nhiều khó khăn hơn. Nhật là một quần đảo nên địa hình chính là núi dốc, phần đồng bằng rất ít, do vậy người Nhật đã trở thành những người tiên phong trong việc kiến tạo ruộng bậc thang, và họ đã thành công. Điều kiện khí hậu và thời tiết cũng rất khắt khe, vào đầu mùa thu thì bão, mùa đông thì tuyết rơi đầy, nơi vùng duyên hải thì thỉnh thoảng đón nhận các trận sóng thần, còn vùng núi thì đôi khi núi lửa phun trào.

Vì vậy, người Nhật đã đưa nông nghiệp phát triển theo hướng khoa học bền vững, cho ra sản lượng nông nghiệp cao với chất lượng tốt hàng đầu thế giới. Điển hình cho nền nông nghiệp Nhật là Ibaraki, một tỉnh nằm trong đồng bằng Kanto lớn nhất của Nhật.

Vườn dâu Haru ở thành phố Kishiwada, Osaka
Vườn dâu Haru ở thành phố Kishiwada, Osaka

Do có diện tích đồng bằng lớn nhất nước nên Ibaraki rất thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp và là địa phương sản xuất nông nghiệp lớn hàng thứ hai của Nhật với nhiều cơ quan nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp hiện đại nhất. Tuy dân số của tỉnh này chỉ có 3 triệu người nhưng lại có GDP đạt hơn 110 tỷ USD một năm, được đóng góp từ hơn 50% là nông nghiệp hoặc các ngành liên quan đến nông nghiệp.

Hiện nay, chỉ có 3% dân số Nhật làm nông nghiệp nhưng lại cung cấp lương thực, thực phẩm chất lượng cao dư thừa cho dân số hơn 127 triệu người cùng xuất khẩu. Lý do của thành tựu này, chỉ có thể nói một cách đơn giản rằng, nền nông nghiệp của họ là cả một hệ thống công nghệ cao, với một chuỗi mắt xích liền lạc và kín kẽ.

Những chuyện thần kỳ

Các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của Nhật đẹp như một công viên, với rất nhiều tòa nhà kính trồng các giống cây mới lai tạo từ công nghệ gen. Người ta có thể nhìn thấy ở đây những cây dâu trĩu trái căng mọng, những loại hoa được tạo nên màu sắc tùy theo ý thích của con người làm tăng gấp nhiều lần giá trị thông thường, những giống cà chua và rau trái năng suất cao cùng giống lúa chất lượng tốt nhất thế giới… Và tất cả các thành tựu nghiên cứu này đều được chuyển giao cho nông dân sản xuất.

Với công nghệ sinh học và kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, người Nhật nói chung và người dân Ibaraki nói riêng, rất hãnh diện về sản phẩm nông nghiệp của mình, đặc biệt là dâu tây, đến nỗi đã đặt tên cho hai giống dâu đặc biệt ở đây là “Công chúa Hitachi” và “Nụ hôn Ibaraki”.

Nói về máy móc kỹ thuật nông nghiệp, người Nhật áp dụng toàn bộ tự động hóa và cơ giới hóa. Cả cánh đồng chỉ có khoảng vài ba “nông dân” để theo dõi máy móc hoạt động. Từ máy gieo hạt giống, máy be bờ, các loại máy làm đất, cho đến máy bay phun thuốc không người lái... đều rất hiện đại. Đơn cử như chiếc máy be bờ, khi nó vừa hoạt động xong thì bờ be đã cứng như bê tông, bước chân lên không hề để lại dấu giày.

Tại Nhật, có một ngôi làng được gọi là làng thần kỳ. Làng có tên Kawakami Mura, nằm trên một khu vực thổ nhưỡng cằn cỗi, trước đây là một trong những ngôi làng nghèo nhất nước Nhật, nhưng kể từ những năm 1970, làng đã trở nên giàu có một cách thần kỳ, chỉ nhờ vào trồng rau xà lách trong nhà kính. Và hiện nay, “Làng thần kỳ Kawakami” là một ngôi làng giàu nhất Nhật Bản.

Làm nông nghiệp ở “ Làng thần kỳ kawakami”
Làm nông nghiệp ở “ Làng thần kỳ kawakami”

Tuy vậy, Kawakami Mura chỉ là một trường hợp điển hình bé nhỏ. Chính Hokkaido, gọi theo Hán Việt là Bắc Hải Đạo, hòn đảo cực Bắc trong bốn đảo chính của Nhật, mới là chốn thần kỳ quy mô lớn.

Hokkaido, vùng đất được mệnh danh là châu Âu trong lòng Nhật Bản. Tại đây, thời tiết vô cùng khắc nghiệt với khí hậu băng giá nên cây lương thực khó thể tồn tại, tưởng chừng nơi đấy sẽ không trồng nổi một ngọn rau để ăn. Điều bất ngờ là ngành nông nghiệp Nhật Bản chủ yếu được phát triển chính trên mảnh đất Hokkaido này. Đây chính là điều vi diệu nhất mà chỉ có người Nhật làm được. Và đây cũng là một trong những lý do khiến Nhật Bản được mệnh danh là quốc gia có nền nông nghiệp kiểu mẫu trên thế giới.

Lý do thành công của người dân Hokkaido là họ trồng cây thực phẩm các loại trong nhà kính, là nơi nhiệt độ luôn được điều chỉnh ấm áp trong khoảng 23 - 25oC trong khi bên ngoài dưới 0oC.

Từ khoảng ba mươi năm trở lại đây, nông dân Nhật đã quen thuộc với phương thức làm nông nghiệp trong nhà kính. Theo chuyên gia Nhật, trồng cây trong nhà kính đem lại rất nhiều lợi ích: luôn luôn ổn định do không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như mưa, gió bão, nắng hạn; làm được liên tục quanh năm mà không bị phụ thuộc vào mùa màng, do điều chỉnh ổn định được nhiệt độ. Do nhiệt độ ổn định không bị chênh lệch thay đổi, cây trồng cũng sẽ ổn định mà không bị sâu bệnh, bảo đảm được chất lượng cây trồng. Vì nếu nóng quá cây sẽ khô héo, lạnh quá cây cũng không sinh trưởng và phát triển, kéo theo vô vàn các loại sâu bệnh gây thiệt hại đáng kể cả năng suất lẫn chất lượng. Làm nông nghiệp trong nhà kính giúp việc áp dụng công nghệ hiện đại dễ dàng hơn, năng suất cao hơn làm ngoài trời, không bị mất sức nhiều do nhiệt độ mát mẻ ổn định.

Hiện nay, Nhật Bản không chỉ cung cấp đủ các chủng loại rau sạch và an toàn cho chính quốc mà còn xuất khẩu ra bên ngoài, góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước giàu mạnh đứng hàng thứ 3 trên thế giới.

Bùi Kim Sơn (Theo Lifestyle)
Nguồn: nongthonviet.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại876,211
  • Tổng lượt truy cập92,049,940
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây