Học tập đạo đức HCM

Đổi mới làng Đong

Thứ bảy - 30/07/2016 09:44
Làng Đong thuộc xã Nghĩa Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An có từ ngày nào, đến nay không còn ai nhớ rõ. Đây là địa cư của người dân tộc Thổ
Đổi mới làng Đong
Làng Đong dưới cây đôông cổ thụ
 
Làng Đong thuộc xã Nghĩa Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An có từ ngày nào, đến nay không còn ai nhớ rõ. Theo ông Hồ Văn Lọn 91 tuổi, chỉ tính sơ sơ 4 đời, mỗi đời người 70 năm, tức làng Đong có gần 300 năm. Đây là địa cư của người dân tộc Thổ và cả làng đều mang chung một dòng họ Hồ. Giữa làng Đong có cây cổ thụ, dân gọi là cây đôông.
Sức sống mới
Bà Hồ Thị Thịnh 90 tuổi kể, làng Đong thời cụ đìu hiu, thưa vắng lắm, nhà nhà lúp xúp tranh tre như ổ chuột, đường sá chỉ đủ cho một con trâu đi, nắng bụi, mưa lầy. Đêm đến trời tối đen, buồn lê thê, thỉnh thoảng tiếng cồng ai đó còn sót lại rung lên não nề, nghe như lời từ xa xưa rầu rầu kể chuyện bần hàn, đói khổ…
Thời gian thăng trầm đi qua, làng Đong cũng như bao làng quê khác, kháng chiến, ra trận, đổ máu và hy sinh để có thanh bình bình hôm nay. Đất nước đổi thay, làng Đong bây giờ cũng đã hoàn toàn khác, nhà nhà mái ngói tường xây, xe máy đi về nườm nượp. Đêm đến điện sáng trưng từ trong nhà ra cả đường làng.
Năm ngoái từ QL 48 đến làng Đong con đường đổ nhựa rộng 8m, đã được Nhà nước xây dựng hoàn thành. Niềm mơ ước của cha ông, con cháu làng Đong từ bao đời, nay đã thành hiện thực.
Trên con đường rộng thênh thang này là hai cánh đồng lúa mỗi năm hai vụ chiêm, mùa trĩu bông óng ả. Người làng Đong cần cù một nắng hai sương, không cho đất nghỉ. No ấm hiện hữu khắp trong nhà ngoài ngõ.
Trên những con đường cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Học sinh ríu ran đi học bằng xe đạp, phần lớn là xe đạp điện, trị giá hàng chục triệu đồng mỗi cái. Bây giờ làng Đong đã chia làm 2 xóm, xóm 5 và xóm 4. Xóm 4 có 105 hộ, 439 khẩu, xóm 5 có 98 hộ 364 khẩu.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng NTM, sau khi xã cắm mốc phóng tuyến mở rộng đường giao thông nông thôn, tất thảy các hộ gia đình đều đồng lòng hứng khởi. Nhiều hộ gia đình đã tự nguyện phá dỡ bờ rào, hiến đất từ 50m2 đến 240m2.
Và khi được Nhà nước hỗ trợ xi măng, bà con đã vui mừng góp công, góp đá và cát sỏi để thi công. Đường làng ngõ xóm của làng Đong bây giờ không còn cảnh mưa lầy, nắng bụi, mà tất thảy đều đã được bê tông hóa phong quang sạch đẹp, với chiều rộng liên gia 5m, liên thôn 7m.
Chúng tôi đến làng Đong trong những ngày nông dân đang hối hả thu hoạch vụ lúa chiêm xuân. Mấy năm nay trên 50ha ruộng, bà con đều đưa giống lúa cao sản vào gieo cấy nên năng suất luôn đạt khá.
Đi trên đường làng nhộn nhịp những tốp xe trâu chở lúa về làng cùng chúng tôi, chị Hồ Thị Luật là xóm trưởng xóm 5 cho biết: Xóm 5 còn có 34ha đất màu, 5,3ha trồng keo, 6ha cao su, trong đó 3ha cao su kinh doanh, diện tích lúa nước tuy không nhiều, nhưng hộ nào cũng nhà ngói khang trang, các tiện nghi đầy đủ, đặc biệt có những nhà xây dựng đến hai, ba trăm triệu đồng.
Chị Luật lý giải thêm, tất cả là nhờ các dự án vay vốn ưu đãi, tạo việc làm, mở mang ngành nghề, trồng cao su, keo, mía, chăn nuôi…Ngoài ra nam thanh niên trong xóm còn lập thành các tổ thợ xây để đi nhận thầu xây dựng các công trình nhà cửa, đường xá tại các xã khác.
Rời xóm 5 chúng tôi đến xóm 4 liền kề, anh Hồ Văn Lễ xóm trưởng cho biết: Toàn xóm bây giờ đều nhà ngói tường xây, thu nhập bình hàng năm, nhà nào cũng có của ăn của để. Đó là nhờ có kế hoạch chi tiêu hợp lý, trong sản xuất, chăn nuôi biết áp dụng tiến bộ ký thuật áp dụng vào cuộc sống, lấy ngắn nuôi dài, sinh đẻ có kế hoạch nên gia đình nào cũng nuôi con ăn học trưởng thành.
Hiện cả xóm có 4 em tốt nghiệp đại học, 8 cao đẳng, hàng chục trung cấp. Và nông dân thì ai cũng đã học xong các lớp dạy nghề nông, chăn nuôi.
Cây đôông cổ thụ
Anh Lễ tự hào nói về cây đôông cổ thụ đã trên 300 năm, một thời bên gốc cây, các Chi bộ Đảng đã nhóm họp để lãnh đạo nhân dân đứng lên theo cách mạng, và trên ngọn cây cao chót vót đã treo cờ khởi nghĩa.
Trò chuyện với ông Hồ Văn Tíu 89 tuổi, không nghe cụ kể chuyện buồn ngày xưa, mà cười móm mém nói đến đổi thay hôm nay. “Ơn Đảng, ơn Chính phủ nên cuộc sống làng quê bây giờ sướng thật, không còn lo cái đói và rét. Ngồi một chỗ mà nghe, nhìn thấy cả thế giới, sướng từ cái ăn, nơi ở, từ đường xá đến phương tiện đi lại”, ông Tíu nói.
Ông Hoàng Đình Cường, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Tiến cho biết, làng Đong là làng văn hóa tiêu biểu của xã. Trong nhiều năm liền làng không có người sinh con thứ ba, các tệ nạn xã hội không có nơi để thâm nhập, bởi công tác tuyên truyền của làng luôn được đề cao.
Đêm đêm thanh niên trong làng đều tổ chức vui chơi văn nghệ, lồng ghép các chương trình để đưa tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất chăn nuôi, phát triển ngành nghề.
Trong công cuộc xây dựng NTM, dân làng Đong đã đóng góp hàng trăm triệu đồng và hàng ngàn ngày công lao động để làm đường giao thông. Ngân sách Nhà nước còn đầu tư 3,2 tỷ đồng để thi công trục đường chính và trên 7 tỷ đồng để nâng cấp 2 công trình thủy lợi.
Nét đẹp văn hóa của làng Đong còn thể hiện ở tinh thần đoàn kết rất cao. Cùng là nguồn gốc dân tộc Thổ với nhau nên hễ có nhà nào gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn là cả làng đều có mặt để chung tay giúp đỡ về vật chất và chia sẻ động viên tinh thần.

Nghĩa Tiến đã về đích NTM trong năm 2015, đây là sự nỗ lực vươn lên của Đảng bộ và nhân dân trong toàn xã. Bộ mặt nông thôn Nghĩa Tiến đã có những bước đổi thay vượt bậc. Trong đó sự đổi mới mạnh mẽ nhất phải nói tới, đó là làng Đong. Làng Đong rất xứng đáng là lá cờ đầu của xã, như trước đây trên ngọn cây đôông cổ thụ, cha ông ta đã phất cờ khởi nghĩa.
Theo: nongnghiep.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập486
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại846,058
  • Tổng lượt truy cập92,019,787
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây