Học tập đạo đức HCM

Gà lậu được kiểm soát Người chăn nuôi thêm hy vọng

Thứ ba - 21/08/2012 00:04
Ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1108/CĐ-TTg yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố kiểm soát tốt gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Sau gần một tháng thực hiện, đến nay gia cầm nhập lậu đã giảm đáng kể. Nhờ đó, giá gia cầm trong nước đang bắt đầu tăng giá.
Gà nội tăng giá
Thời điểm này, tại nhiều vùng chăn nuôi gia cầm lớn của huyện Chương Mỹ, giá gà thịt, trứng tăng khiến cho các chủ trang trại lấy lại hy vọng để tiếp tục đầu tư chăn nuôi. Anh Đặng Đình Lộc, chủ trang trại 3.000 gà đẻ, mỗi ngày thu 2.500 quả trứng ở thôn Rẫy, xã Đại Yên cho biết, gần một tuần nay, giá trứng đã lên được 150 đồng/quả, từ 1.650 đồng/quả lên 1.800 đồng/quả. "Với mức giá này, người chăn nuôi bắt đầu có lãi ít. Bởi chỉ tính riêng tiền thức ăn cho gà, chi phí một quả trứng đã khoảng 1.200 đồng/quả" - anh Lộc chia sẻ.
Giá gà thương phẩm xuất chuồng tại các trang trại cũng đang tăng từ 4.500 - 5.000 đồng/kg. Tại xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, nơi có hàng chục trang trại gà quy mô 3.000 - 10.000 con, giá gà lông trắng bán hơi hiện ở mức 32.500 đồng/kg, cao hơn thời điểm cách đây một tuần 4.500 đồng/kg. Theo ông Trần Bá Xiêm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thanh Bình, giá thành sản xuất của gà đã lên tới 29.000 - 30.000 đồng/kg nên người chăn nuôi thua lỗ một thời gian khá dài. Chính vì vậy, đợt tăng giá lần này là cơ hội để các chủ trang trại gỡ gạc lại vốn bỏ ra và tiếp tục vào đàn mới.
Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), giá gà trong nước bán ra thị trường hiện nay tăng bình quân 10.000 - 20.000 đồng/kg. Trong đó, gà ta từ 50.000 đồng/kg tăng lên 70.000 đồng/kg; gà đồi Bắc Giang cũng tăng từ 50.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg.

Tại chợ Hà Vỹ không còn bóng dáng gà nhập lậu. Ảnh: Văn Thắng
Tăng cường kiểm soát
Một trong những nguyên nhân quan trọng giúp giá gia cầm và trứng trong nước tăng do các địa phương đã thực hiện tốt việc kiểm soát gia cầm nhập lậu theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ. Tại chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín), một trong những "điểm nóng" tập kết gà thải loại Trung Quốc nhập lậu trong thời gian qua, không khí buôn bán đã chững lại. Không ít ki ốt bán hàng đã đóng cửa, lượng gà bán tại đây cũng giảm khoảng 40% so với trước. Ông Nguyễn Đăng Thênh, Phó Chủ tịch UBND xã Lê Lợi, phụ trách chợ gia cầm Hà Vỹ cho biết, đến nay chợ Hà Vỹ đã không còn bóng gà nhập lậu.
Được biết, giá gà nhập lậu từ Trung Quốc khoảng 5.000 đồng/kg, sau khi về các chợ được bán với giá vài chục ngàn đồng/kg nên thương lái tìm mọi cách để "tuồn" hàng về. Theo Chi cục Thú y Hà Nội, từ sau khi có Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 3/8, UBND TP Hà Nội đã có Công điện số 09/CĐ-UBND chỉ đạo các quận, huyện, thị xã làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu vào TP. Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y phối hợp cùng các đơn vị liên quan kiểm soát và thu giữ hơn 100 tấn sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, số tiền tiêu hủy trên 1 tỷ đồng. Đến nay, riêng chợ Hà Vỹ khoảng 20 tấn, số tiền tiêu hủy trên 160 triệu đồng. Chi cục Thú y Hà Nội nhận định, đến nay, tình hình nhập lậu gà tại chợ Hà Vỹ đã cơ bản "tạm yên".
 Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt khẳng định, việc kiểm soát tốt gia cầm nhập lậu không chỉ đảm bảo tránh nguy cơ lây lan nguồn dịch bệnh vào thành phố mà còn bảo hộ cho chăn nuôi của Hà Nội. Phó Chủ tịch lưu ý, vấn đề đặt ra hiện nay là cần tuyên truyền cho người tiêu dùng biết rõ bản chất của thịt gà nhập lậu. Theo đó, gà thải loại Trung Quốc đã trải qua thời gian nuôi từ 18 - 22 tháng, 7 - 8 lần tiêm vaccine, thậm chí có khả năng nhiễm các hoocmon tăng trưởng, khi ăn vào có hại cho sức khỏe. Phó Chủ tịch yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra tốt tình hình nhập lậu gia cầm, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý triệt để.
Tại cuộc họp giao ban tuần, ngày 20/8, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Thú y chỉ đạo quyết liệt các địa phương thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng. Đặc biệt, tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát tình trạng lây lan dịch bệnh qua hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tại biên giới. Đồng thời, xử lý nghiêm cán bộ thú y vi phạm quy định của pháp luật và quy chế công vụ.
 
Theo ktdt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay22,018
  • Tháng hiện tại1,102,901
  • Tổng lượt truy cập92,276,630
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây