Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ các mô hình sản xuất nông nghiệp tại TX. Gò Công

Thứ năm - 09/07/2015 21:07
Gò Công là đô thị trung tâm khu vực phía Đông của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên 10.198 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.338 ha (chiếm 72%). Cơ cấu kinh tế hiện nay của thị xã là thương mại - dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Song, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn hiện nay.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung  ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thị xã tăng bình quân 6,2%/năm (theo mục tiêu của chương trình đặt ra là tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân năm 2010 từ 3,1 - 3,5% và đến năm 2020 là 3,1%); giữ ổn định diện tích canh tác lúa 4.750 ha (năm 2020 là 3.000 ha).

Nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết 85% lao động nông thôn có việc làm ổn định. Việc xây dựng các mô hình liên kết hình thành các đơn vị kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) là một trong những yếu tố góp phần tạo nên nhiều kết quả quan trọng.

Trên cây lúa, thông qua các chương trình chuyển giao khoa học - kỹ thuật như: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Chương trình “ba giảm ba tăng”, ứng dụng công nghệ sinh thái phòng trừ rầy nâu và các bệnh vi rút; Chương trình chọn tạo giống cộng đồng, tổ chức thực nghiệm so sánh giống, trình diễn giống có triển vọng đã tạo điều kiện nâng cao nhận thức của nông dân trong quá trình ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Song, vấn đề ở đây không chỉ là năng suất và chất lượng sản phẩm của từng hộ sản xuất, mà là tổ chức sản xuất đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ trong điều kiện diện tích sản xuất hiện nay vừa nhỏ, vừa manh mún. Do vậy, việc liên kết các hộ nông dân sản xuất lúa hình thành các tổ hợp tác (THT) là vấn đề tất yếu, với mô hình cụ thể là “Cánh đồng lớn”.

Hiện nay, thị xã đã định hình 8 khu vực (trên 50 ha/mô hình) có thể xây dựng “Cánh đồng lớn”, tập trung chủ yếu ở các xã Bình Xuân, Bình Đông, Tân Trung. Theo đó, trong vụ thu đông năm 2014 thị xã đã thực hiện mô hình điểm tại ấp Thành Nhất, xã Bình Xuân với diện tích tham gia 52,78 ha; vụ đông xuân 2014 - 2015 thực hiện ở 2 điểm với diện tích là 112,94 ha (ấp Thành Nhất, xã Bình Xuân 50,37 ha; ấp Công Lạc, xã Bình Đông 62,57 ha).

Đối với cây rau màu, trên cơ sở thực hiện đề tài “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rau an toàn” trên địa bàn xã Long Hòa đã hình thành HTX Rau an toàn Gò Công nhằm tiêu thụ sản phẩm của xã viên (nay là thành viên HTX), thông qua cửa hàng rau an toàn tại chợ Gò Công và một số bếp ăn tập thể trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, trong 3 năm đầu hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao, nguyên nhân là HTX chưa có điều kiện về vị trí, phương tiện vận chuyển và nguồn vốn hoạt động. Để xử lý vấn đề trên, HTX đã vay vốn quỹ đầu tư và kêu gọi một số doanh nghiệp, cá nhân tham gia tăng vốn điều lệ mua phương tiện vận chuyển, từng bước tổ chức lại sản xuất.

Nhờ đó, các đối tác tham gia tiêu thụ sản phẩm của HTX tăng dần như Metro, Co.op Mart, các bếp ăn tập thể ở TP. Hồ Chí Minh…, tới đây sẽ thực hiện các hợp đồng đóng gói cho các siêu thị khi nhà sơ chế đóng gói xây dựng xong.

Hiện nay, HTX đã thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với 15 ha, hiện đang tiếp tục mở rộng diện tích. Như vậy, HTX Rau an toàn Gò Công là HTX đầu tiên của thị xã thực hiện theo mô hình vừa là nhà sản xuất (tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu sản phẩm an toàn) vừa là nhà doanh nghiệp (tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo yêu cầu thị trường); do đó chậm nâng cao chất lượng của sản phẩm (từ khi tạo ra được sản phẩm an toàn vào năm 2006 đến cuối năm 2013 mới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP), đồng thời cũng chậm mở rộng thị trường tiêu thụ.
 

Cây sơ ri được tập trung đầu tư.
Cây sơ ri được tập trung đầu tư.


Khắc phục nhược điểm trên, thông qua đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP” đã hình thành THT Rau an toàn Thuận Hòa với 28 hộ, diện tích 6,08 ha sau đó được mở rộng chứng nhận lên 9,14 ha; đã thu hút các đối tác ở TP. Hồ Chí Minh đến tiêu thụ sản phẩm. Với mô hình này, việc tổ chức sản xuất được quản lý chặt chẽ hơn, chất lượng sản phẩm ổn định hơn (do yêu cầu của đối tác sản phẩm phải được chứng nhận VietGAP); sản phẩm được tiêu thụ ổn định hơn (do được ký hợp đồng ổn định với giá sàn cho mỗi loại sản phẩm).

Với mô hình hoạt động của THT Thuận Hòa đã giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập từ 4,5 - 5 triệu đồng/1.000 m2 cho mỗi đợt thu hoạch (mỗi năm có từ 8 - 10 đợt thu hoạch, tương ứng mức thu nhập 36 - 50 triệu đồng/1.000 m2/năm).

Tuy nhiên, do số chủng loại rau màu được chứng nhận VietGAP còn ít (do tập quán, điều kiện vùng trồng có ít chủng loại) nên khi đối tác yêu cầu mở rộng chủng loại thì tổ hợp tác không đáp ứng được. Để giải quyết vấn đề này cần mở rộng những vùng trồng rau khác.

Cây sơri được xác định là cây đặc sản nên được tập trung quan tâm thông qua Chương trình sản xuất sơri an toàn của UBND TX. Gò Công và Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây sơri Gò Công của UBND tỉnh. Nhờ đó, cây sơ ri hiện đã chặn đứng được dịch ruồi vàng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể sơri Gò Công; hình thành HTX Sơri Gò Công, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho xã viên.

Tuy nhiên, tiêu thụ sản phẩm sơri hiện gặp nhiều khó khăn do thiếu đối tác cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm và chưa mở rộng được địa bàn tiêu thụ. Mặt khác, việc thông tin quảng bá về sản phẩm sơ ri Gò Công cũng còn rất nhiều hạn chế.

Xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, qua đó hình thành HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công và đã tạo ra sản phẩm “Gà ta Gò Công” có thương hiệu trong và ngoài tỉnh. Đây là HTX đầu tiên đã xây dựng được quy trình khép kín trong chăn nuôi từ cung cấp đầu vào (cung cấp con giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật) và bao tiêu sản phẩm cho thành viên HTX.

Hiện nay, HTX đã hình thành các THT vệ tinh trên địa bàn xã Bình Xuân, Bình Đông và tới đây mở rộng ở xã Tân Trung. Định hướng của thị xã là phát triển đô thị, trong quy hoạch chăn nuôi của tỉnh là không quy hoạch khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn thị xã, nên mô hình liên kết giữa HTX và các THT chăn nuôi (liên kết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ) vừa bảo đảm điều kiện chăn nuôi theo quy định, vừa bảo đảm đủ sản phẩm cung cấp cho đối tác. Mô hình này đã tạo ra hiệu quả cho hộ chăn nuôi và thành viên HTX (1.000 con sau 4 tháng thu lãi 20 triệu đồng).

Từ thực tế hoạt động các mô hình liên kết trong nông nghiệp thời gian qua có thể đúc kết một số vấn đề cơ bản. Để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nhất thiết phải xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cho từng loại cây trồng. Qua đó, hình thành chuỗi giá trị cho từng loại cây trồng cụ thể.

Mỗi mô hình có những ưu, khuyết điểm khác nhau, song về cơ bản hiện nay nó đã hình thành nền tảng và tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn phát triển. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời là cơ sở để nâng cao các tiêu chí khác. Khi xây dựng vùng trồng, cần quan tâm đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho từng loại cây trồng một cách hợp lý…


Theo Báo Ấp Bắc

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập248
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm242
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại241,393
  • Tổng lượt truy cập85,148,429
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây