Học tập đạo đức HCM

Lỗi quy hoạch và lỗi doanh nghiệp

Thứ ba - 26/06/2012 22:31
“Vì sao cá tra là loài thuỷ sản độc quyền của Việt Nam mà chúng ta vẫn để nó ngụp lặn qua từng mùa vụ? Làm gì để người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến không cùng kéo nhau xuống đáy ao?”

Đó là gợi ý thảo luận của ông Lê Minh Hoan, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tại hội nghị sơ kết sản xuất và tiêu thụ cá tra sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2012 do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tại Đồng Tháp chiều hôm qua 26.6. Cùng ngày, hội chợ Vietfish khai mạc tại TP.HCM đìu hiu, không có nhiều đoàn khách nước ngoài tới như mọi năm.

 

 
Có cá để cân nhưng người nuôi cá không vui. Ảnh: Hoàng Bảy

 

Phát triển tự phát

Trả lời câu hỏi trên, bà Trương Thị Lệ Khanh, tổng giám đốc công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) nói: “Nguyên nhân chính là do chưa tổ chức chặt chẽ hoạt động của ngành một cách toàn diện và khoa học cả từ hoạt động nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu. Trước mắt cần có con số thống kê chi tiết, chính xác về sản lượng, vùng nuôi… để có gói giải pháp phù hợp.” Ông Huỳnh Minh Đoàn, phó ban chỉ đạo Tây Nam bộ lại “chẩn đoán” bệnh trạng hiện nay của cá tra: “Sản lượng cá tra toàn vùng đã thừa từ năm 2008, nên cần phải tính toán, điều tiết lại sản lượng, không thể để phát triển vùng nuôi tràn lan”.

Ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty cổ phần thuỷ sản Hùng Vương cho rằng, giá cá giảm liên tục có phần tác động của chính sách tín dụng từ phía các ngân hàng, trong khi nông dân cần bán cá để giải quyết nợ vay tới hạn thì doanh nghiệp chế biến lại không có tiền mua. Ngoài ra, các khoản chi phí cho hoạt động chế biến, xuất khẩu đều tăng, trong đó chi phí vận tải biển tăng đến 70% khiến tổng chi phí trong sáu tháng đầu năm của doanh nghiệp xuất khẩu tăng bình quân 40% so năm 2011.

Theo bộ trưởng bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, hiện tại giải pháp tăng cầu là giúp doanh nghiệp có vốn mua cá bỏ vào lưu kho. Hướng mở khác, ngân hàng đã có chính sách giãn nợ, gia hạn thời gian cho vay và xem xét đầu tư thêm. Gói hỗ trợ 9.000 tỉ đồng đã đề xuất bộ Tài chính. Nguồn này sẽ phân ra cho cả doanh nghiệp lẫn người nuôi. Đề nghị hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) thông tin thường xuyên về giá cả cho nông dân biết để điều chỉnh nuôi; phối hợp với cơ quan Chính phủ để điều hành xuất khẩu, chống bán phá giá. Bằng nhiều cách phải bảo vệ và phát triển thị trường cho cá tra thông qua xúc tiến thương mại. Tổ chức lại hoạt động nuôi và chế biến xuất khẩu, tránh phát triển nóng.

Để cá tra thành mặt hàng chiến lược

Trong khi đó, theo ông Minh, thị trường Brazil, Mexico rất lớn nhưng đồng tiền các nước này đang mất giá, gián tiếp tạo sức ép lên nhu cầu tiêu dùng. Ông Minh cho biết: “Mặc dù hiện đã có tới 70% doanh nghiệp cá tra đã chết, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản lại đang đổ dồn vào thị trường Mỹ cạnh tranh, giảm giá sau mỗi kỳ hội chợ… Điều này tiềm ẩn nguy cơ lớn cho toàn ngành”.

Theo bà Khanh, giá cá giảm hiện nay có phần do quan hệ cung cầu thường xuyên thay đổi theo từng phân khúc thị trường; thị trường ràng buộc hơn do chất lượng sản phẩm cá có giảm so với thời kỳ đầu xuất khẩu mặt hàng này. Bà Khanh cho rằng: “Chính doanh nghiệp xuất khẩu đã đánh mất lòng tin người tiêu dùng châu Âu chứ không phải chỉ do tác động từ khủng hoảng kinh tế”.

Giải pháp trước mắt, theo ông Dương Ngọc Minh, nếu có nguồn tiền hỗ trợ, cần thanh toán trực tiếp tiền mua cá của doanh nghiệp cho nông dân, nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp dùng nguồn tiền này thanh toán nợ cũ; phần còn lại hỗ trợ trực tiếp cho người nuôi tái đầu tư.

Về lâu dài, bà Khanh đề xuất: “Cá tra nhất định phải trở thành mặt hàng chiến lược quốc gia, xây dựng giá sàn và chất lượng tối thiểu trong sản phẩm cá tra. Do vậy nhất thiết phải ổn định lại từ nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu”.

Có thể thấy, tương lai của cá tra, một thời được coi là phép màu trong xuất khẩu thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ phụ thuộc vào sự đồng bộ giữa vùng nuôi và năng lực chế biến, mà còn phụ thuộc vào khả năng khai thác thị trường trong và ngoài nước.

Theo SGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay29,687
  • Tháng hiện tại1,030,142
  • Tổng lượt truy cập92,203,871
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây