Học tập đạo đức HCM

Ngỡ ngàng xã nông thôn mới biên giới đầu tiên của Tây Nguyên

Thứ tư - 16/11/2016 20:29
Cùng với chính quyền và nhân dân xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Đồn Biên phòng (BP) cửa khẩu Lệ Thanh đã đưa Ia Dom trở thành xã biên giới đầu tiên của Tây Nguyên “cán đích” nông thôn mới (NTM), nhân thêm những hoạt động ý nghĩa của những người lính mang quân hàm xanh.

Vì một nông thôn đổi mới

Tháng 11, thời tiết Tây Nguyên vừa mưa tầm tã, lại hửng nắng rực rỡ… Theo chân thiếu tá Vũ Văn Hoằng và thượng tá Lê Thuần Chất (Đồn BP cửa khẩu Lệ Thanh), chúng tôi về với xã đầu tiên của vùng biên giới Tây Nguyên đạt NTM – xã Ia Dom.

 ngo ngang xa nong thon moi bien gioi dau tien cua tay nguyen hinh anh 1

Đường nông thôn mới được trải nhựa đã tạo nhiều thuận lợi cho đồng bào ở Ia Dom. Ảnh: Q.M

Không chỉ đóng góp của cải, vật chất và ngày công để xây dựng các công trình công cộng, Đồn BP cửa khẩu Lệ Thanh còn đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS, giúp đồng bào có cái nhìn tích cực về NTM…”.

Ông Ngô Hữu thiện -
Chủ tịch xã Ia Dom

 

 

Đón chúng tôi trong căn nhà được xây dựng tươm tất, ông Rơ Châm Tích, dân tộc Jrai (làng Mook Đen 1) hồ hởi: “Xưa nghèo đói lắm, nhiều người trong thôn rủ nhau đi bộ mười mấy cây số lên Đồn BP vay gạo. Giờ hết đói rồi, nhiều nhà đã có của ăn của để. Nhờ BP giúp đỡ đó” – vừa nói, ông Tích vừa nắm tay, vừa nhìn thượng tá Chất đầy trìu mến…Với ông Tích cũng như nhiều người dân ở Ia Dom, người chiến sĩ BP đã trở nên gần gũi, thân thuộc ngay từ ngày các anh về đứng chân trên mảnh đất này.

Đặc biệt, năm 2014, khi Đồn BP cửa khẩu Lệ Thanh phát động “Chung tay xây dựng NTM” với Ia Dom, tình quân dân nơi tuyến biên giới càng thêm gắn bó. Ở mỗi câu chuyện, trên mỗi công trình, trong mỗi hoạt động của người dân Ia Dom, đâu đâu cũng có bóng dáng người lính mang quân hàm xanh…

Là người gần dân, bám làng, thuộc từng con đường, nhớ từng vườn cây của các hộ, thiếu tá Vũ Văn Hoằng - cán bộ tăng cường tổ, trưởng tổ chuyên trách xây dựng NTM - còn nhớ như in ngày đầu nhận nhiệm vụ: “Chuyên trách xây dựng NTM là công việc hoàn toàn mới với chúng tôi. Để thực hiện công việc này, đơn vị đã đưa cán bộ, chiến sĩ xuống từng làng rà soát tình hình kinh tế-xã hội, kết cấu hạ tầng. Từ đó, tham mưu, giúp đỡ chính quyền các giải pháp cụ thể để triển khai đúng lộ trình xây dựng NTM đã đặt ra”.

Diện mạo mới nhờ sức dân, công lính

Theo ông Ngô Hữu Thiện - Chủ tịch UBND xã Ia Dom, Ia Dom là xã biên có nhiều dân tộc anh em Jrai, Kinh, Tày, Nùng cùng sinh sống. Năm 2011, khi bắt tay xây dựng NTM, Ia Dom vẫn còn tới 21,84% hộ nghèo, kinh tế phát triển chậm…, do đó việc huy động nguồn vốn xã hội để đầu tư xây dựng NTM là rất khó khăn, trong khi cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm của Ia Dom lại thiếu thốn, xuống cấp.

Từ thực tế này, để triển khai xây dựng NTM, cán bộ, chiến sĩ Đồn BP cửa khẩu Lệ Thanh đã cùng các ngành, đoàn thể ở địa phương tập trung vận động, hướng dẫn đồng bào trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để nhân rộng trên tất cả các thôn làng.

“Xác định, người dân Ia Dom còn nghèo là do đồng bào sản xuất manh mún, chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đảng ủy, Ban chỉ đồn đã lựa chọn nhiều mô hình như: Trồng măng cao sản, cải tạo vườn tạp, trồng tiêu đối để hướng dẫn đồng bào. Đến nay, mô hình trồng tiêu đã nhân rộng từ 1 gia đình lên 11 hộ với hơn 2.000 trụ”– thiếu tá Hoằng phấn khởi chia sẻ trong lúc dẫn tôi đi thăm mô hình trồng tiêu của gia đình anh Rơ Lan Khoan, làng Mook Đen 2 – hộ trồng tiêu được đồn BP hỗ trợ 12 triệu đồng và nhiều ngày công lao động.

Trong 2 năm (2014-2015), riêng cán bộ chiến sĩ Đồn BP cửa khẩu Lệ Thanh đã đóng góp 997 ngày công xây dựng 223m tường rào, sửa chữa 35 nhà ở dột nát; làm mới 42 nhà vệ sinh, trồng 320 cây xanh, xây dựng 2 dọt nước, xây dựng 6 căn nhà theo chương trình NTM của Bộ chỉ huy BP tỉnh với số tiền 300 triệu đồng… Cùng với đó, các anh còn phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền vận động bà con hiểu biết về những lợi ích của NTM, vận động 46 cháu học sinh bỏ học quay lại trường, vận động người dân giao nộp 15 khẩu súng các loại… 

Tác giả: Quỳnh Mai
Nguồn: Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại791,387
  • Tổng lượt truy cập93,169,051
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây