Học tập đạo đức HCM

Người chăn nuôi chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học an toàn

Thứ ba - 27/12/2016 04:35
Thay vì cách chăn nuôi cũ thường pha trộn thêm kháng sinh vào khẩu phần ăn để trị bệnh cho vật nuôi, hàng trăm hộ nông dân giờ đã chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học an toàn BiOWiSH.

 

dsc-7157175541726
Lễ ký kết chuyển giao sản phẩm BiOWiSH vào xử lý môi trường trong SX phân bón
 

Thực tế cho thấy, khi sử dụng chế phẩm này, chất lượng thực phẩm được nâng lên rõ rệt, chi phí giảm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất chuồng, đánh bắt.
 

Chăn nuôi khởi sắc

Từ cuối năm 2015, gia đình anh Nguyễn Văn Hiền (xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) đã mạnh dạn đưa chế phẩm BiOWiSH vào nuôi lợn. Vốn là người chăn nuôi lâu năm, nhưng bản thân anh Hiền cũng không thể nghĩ, chế phẩm sinh học này lại có hiệu quả nhanh tới vậy.

Chỉ vào đàn lợn béo tốt đang đợi xuất chuồng, người nông dân xã Nga Liên không giấu nổi niềm vui sướng. Anh cho biết, sau 3 tháng sử dụng BiOWiSH, trọng lượng heo thử nghiệm đã đạt tới 90kg, vượt từ 25-30kg so với heo đối chứng. Độ dày của mỡ chỉ còn 14,5mm so với 19,45mm đối chứng.

Theo anh Hiền, chế phẩm sinh học BiOWiSH cung cấp enzym giúp đàn lợn tiêu hóa tinh bột và protein, giảm thấp nhất tỷ lệ tiêu tốn thức ăn. Bên cạnh đó, BiOWiSH cũng kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nâng cao khả năng hấp thụ thức ăn.

Thử nghiệm tại trang trại của anh Hiền cũng cho thấy, khi sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH, lượng thức ăn hàng ngày của lợn giảm từ 2,2 xuống còn 1,9kg, giúp hộ nuôi giảm khoảng 1.500 đồng/ngày/con. Có nghĩa là với BiOWiSH, vật nuôi hấp thụ thức ăn tốt và triệt để hơn nên tiết kiệm thức ăn.

Cùng chung niềm vui như anh Hiền là hàng trăm hộ chăn nuôi khác tại tỉnh Bắc Giang. Theo bà Leo Thị Lịch, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, tính tới thời điểm hiện tại, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai ứng dụng thí điểm chế phẩm sinh học trên 50 mô hình tại các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên và TP Bắc Giang.

Đánh giá sơ bộ cho thấy 100% các mô hình mang lại hiệu quả khả quan, trong số này điển hình nhất là ứng dụng thí điểm ở 107 hộ tại thôn Khánh, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa.

Tiến hành thử nghiệm trên đàn lợn hơn 17.000 con tại địa phương, bà Lịch cho biết, so với cách chăn nuôi thông thường, việc đưa chế phẩm BiOWiSH vào giúp cho các hộ thu nhập thêm từ 240.000- 480.000 đồng/con lợn. Thu nhập tăng thêm đến từ việc giảm lượng thức ăn, giảm tiền mua vắc xin và thuốc thú y.

Đại diện một hộ chăn nuôi thôn Khánh thậm chí còn tính chi li “thiệt hơn” khi sử dụng chế phẩm sinh học: Trung bình cứ 1 đầu lợn sẽ mất 60.000 đồng tiền mua chế phẩm. Sau khi sử dụng, trọng lượng bình quân tăng 5kg/con (220.000 đồng). Do chế phẩm kích thích các vi sinh vật có lợi nên vật nuôi tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Do đó, gần như không phải sử dụng kháng sinh, chi phí nhờ đó giảm trừ.

Đối với mô hình chăn nuôi lợn thực nghiệm tại HTX Hoàng Long (huyện Thanh Oai, Hà Nội) cho thấy: Sau 5 tháng thử nghiệm trên 200 con, tổng số ngày nuôi đã giảm từ 10 - 15 ngày. Đàn lợn tăng trọng một cách tự nhiên, phát triển đồng đều. Chỉ số chuyển đổi thức ăn đã giảm từ 2,47kg cám/kg thịt hơi xuống còn 2,34kg cám/kg thịt, và tiếp tục giảm chỉ còn 2,2kg trong đợt thử nghiệm thứ hai.

Đặc biệt, môi trường nuôi đã sạch hơn, gần như không có mùi, giúp đàn lợn khỏe mạnh, lượng kháng sinh sử dụng cho toàn bộ chu kỳ chăn nuôi đã giảm tối đa. Dư lượng kháng sinh cũng như các loại vi khuẩn có hại trong thịt không còn, từ đó giúp tăng lãi trung bình từ 250.000- 260.000đ/con; chất lượng thịt đủ tiêu chuẩn tiêu thụ ở những thị trường khó tính nhất.

Ông Nguyễn Trọng Long, Giám đốc HTX Hoàng Long cho biết thời gian tới, mô hình tại đây sẽ được chuẩn hóa, quy trình nuôi công khai và trở thành một trong những bài học kinh nghiệm cho các quốc gia đang sử dụng BiOWiSH tham khảo và học tập.
 

Thủy sản “lên đời”

Không chỉ các hộ chăn nuôi lợn được hưởng lợi từ BiOWiSH, thực tế chế phẩm này cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn khi ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng chứng là doanh nghiệp nuôi, chế biến và XK tôm hàng đầu Việt Nam là Tập đoàn Minh Phú đã sử dụng chế phẩm cho 100% diện tích nuôi tôm.

Đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, theo kết quả xét nghiệm mẫu nước hàng tuần, môi trường nước trong ao nuôi đã đạt tiêu chuẩn, đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất. Nồng độ khí độc giảm đáng kể, các loại vi sinh vật có hại được kiểm soát trong mức cho phép, oxy hòa tan và kiềm được giữ ở mức ổn định.

Đặc biệt sức khỏe của con tôm được đảm bảo do môi trường nước rất phù hợp, đặc biệt lượng vi sinh vật trong chế phẩm được đưa vào hệ tiêu hóa giúp vật nuôi tăng cường hệ tiêu hóa, qua đó đẩy mạnh quá trình hấp thụ dinh dưỡng, kháng bệnh tự nhiên.

Cách làm này cũng được đánh giá sẽ hạn chế việc đưa các loại hóa chất độc hại vào ao nuôi tôm nhằm xử lý môi trường nước và đáy ao. Thực tế khảo nghiệm cho thấy, tổng số ngày nuôi tôm giảm trung bình gần 30 ngày đối với kích cỡ khoảng 50 - 55 con/kg. Kích cỡ tôm khi thu hoạch cũng đồng đều.

Điển hình là mô hình thử nghiệm nuôi tôm tại Quảng Ninh hết sức khả quan. Mặc dù thời điểm bắt đầu thử nghiệm trùng với lúc vùng tôm Móng Cái đang bị dịch bệnh trên diện rộng, thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp, nhưng mô hình vẫn có tỷ lệ tôm sống đạt trên 90%.

Mô hình trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng tại Quảng Bình là mô hình có mật độ nuôi cao nhất từ trước tới nay với 370 - 380 con/m2. Tuy nhiên, khi áp dụng chế phẩm xử lý nước (AquaFarm) và cho ăn chế phẩm bổ sung (MultiBio 3PS), sau 4 tháng, tỷ lệ tôm sống trong ao đối chứng chỉ đạt khoảng 60% thì tại ao thử nghiệm đạt trên 90%. Đặc biệt năng suất đã tăng gần gấp 2.

Theo đánh giá của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, việc ứng dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giảm thiểu các rủi ro, tăng năng suất, đồng thời hạn chế việc sử dụng các chất kháng sinh, giảm dư lượng kháng sinh trong sản phẩm, từ đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiều sản phẩm, đặc biệt là tôm nuôi theo cách thức mới đã đảm bảo được các tiêu chuẩn ngặt nghèo, đủ sức thâm XK.

Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng xây dựng mô hình chăn nuôi gà sử dụng BiOWiSH tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Đồng Nai, Cà Mau… đều mang lại kết quả hết sức khả quan.

Tại Hải Dương, trọng lượng gà nuôi theo cách thức mới tăng trung bình 13,6%, tỷ lệ tăng trọng khoảng 20% toàn bộ chu kỳ nuôi, từ đó lãi tăng đến 54%. So sánh đàn gà đẻ lấy trứng, chỉ số chuyển đổi thức ăn giảm 15%, số lượng trứng tăng 16,6% với chất lượng đảm bảo.

 
Theo Đỗ Thùy Mỵ/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm229
  • Hôm nay34,952
  • Tháng hiện tại876,153
  • Tổng lượt truy cập93,253,817
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây