Học tập đạo đức HCM

Nông sản Việt xuất khẩu: Vẫn còn kiểu làm ăn chụp giật

Thứ ba - 10/04/2012 10:33
Chữ “tín” của nông sản Việt chưa thực sự đứng vững trên trường quốc tế, bởi chúng ta đã nhận được cảnh báo về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những ngày này, thông tin Tổng vụ Sức khỏe và Người Tiêu dùng của Ủy ban châu Âu cảnh báo, một số mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm  - đang làm cho các nhà vườn, doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các ngành chức năng đứng ngồi không yên. Nếu chúng ta không kiên quyết đổi mới công nghệ sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, thì nông sản Việt Nam sẽ mất dần cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.

Nông sản mang thương hiệu “Việt” bị các thị trường lớn từ chối không còn là chuyện mới, mà đã được cảnh báo từ rất lâu. Còn nhớ, cuối năm 2011, phía EU có thông báo 50 trong tổng số 63 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rau củ quả sang thị trường này có sản phẩm không đạt chất lượng. Và rất có thể sẽ “cấm cửa” một số mặt hàng nông sản Việt Nam.

Ngay lập tức, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu để tìm biện pháp giải quyết. Khẩn trương, quyết liệt là vậy, song tình hình vẫn không được cải thiện.

 

Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chính là tạo sự phát triển bền vững của nông sản “Việt” trên thị trường thế giới

 

Mới đây, giữa tháng 3, phía EU đã phát hiện 2 sản phẩm rau xanh nhập khẩu từ Việt Nam có sâu đục lá. Và Hà Lan cấm nhập khẩu mặt hàng bưởi do bị nhiễm sâu bệnh. Ngoài EU, thì các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã gửi cảnh báo về một số lô hàng chưa qua kiểm dịch, có dị vật lạ, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao…

Vậy, nguyên nhân do đâu vẫn xảy ra tình trạng này? Một trong những nguyên nhân được kể đến đó là: Các nhà sản xuất, doanh nghiệp chưa tạo được một chuỗi “sản xuất – thu mua – xuất khẩu khép kín”. Tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “làm ăn chụp giật” vẫn còn diễn ra phổ biến. Khi có thị trường thì đầu tư rầm rộ, hoành tráng, đúng quy trình và khi đã xuất được vài lô hàng trót lọt, thì coi như thành công. Điều này đã xảy ra với một số mặt hàng hồ tiêu, cà phê, chè của Việt Nam. Các mặt hàng rau củ quả cũng không nằm ngoài tình trạng này.

Việt Nam gia nhập sân chơi thế giới WTO đã 5 năm, nhưng xem ra vẫn chưa thực sự hiểu kỹ về các thị trường khó tính. Quy tắc về “nuôi” các thị trường tiềm năng chưa được tính đến. Dẫu biết rằng những lô hàng bị phát hiện kém chất lượng vừa rồi chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh”, song hậu quả thật khôn lường. Kim ngạch xuất khẩu bị ảnh hưởng; nhiều nhà vườn, doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ lỗ nặng, do đã đầu tư lớn và các vùng rau quả. Bên cạnh đó, không ít vựa trái cây lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGAP, đạt chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới, cũng đang chung số phận bị “tẩy chay”.

Việt Nam hiện đang xuất khẩu rau, quả đi hơn 30 nước trên thế giới, và liên tục chúng ta nhận được cảnh báo về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thì quả là điều rất đáng lo ngại. Xem ra chữ “tín” của nông sản “Việt” chưa thực sự đứng vững trên trường quốc tế.

Trước hết, để đảm bảo uy tín và giữ vững thị trường lớn này, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chính thức ngừng cấp phép xuất khẩu đối với 15 mặt hàng rau quả; thực hiện xác minh chính xác EU cấm mặt hàng cụ thể nào, để có cách điều chỉnh kịp thời. Về lâu dài các doanh nghiệp, nhà vườn cần phải thay đổi từ cách tiếp cận thị trường tới chất lượng hàng hóa. Tránh kinh doanh theo kiểu “ăn xổi, ở thì”. Đẩy mạnh công tác giới thiệu quảng bá, xây dựng thương hiệu.

Theo đó các Bộ, ngành chức năng cũng cần xây dựng thông tư, quy định về “Điều kiện kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu rau, quả” để có đủ hành lang pháp lý cho việc quản lý các mặt hàng này. Làm sao để tất cả các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khi xuất khẩu rau, quả phải đăng ký vùng trồng, có mã số từ sản xuất đến chế biến, đóng gói và xử lý đầu ra để có thể truy xuất tới cùng nguồn gốc sản phẩm.

Việc thực hiện nghiêm ngặt, chuẩn xác các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chính là tạo sự phát triển bền vững của nông sản “Việt” trên thị trường thế giới. Bởi nếu không tiếp cận được các thị trường khó tính, thì Việt Nam sẽ khó cải thiện được tính chuyên nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu nông sản./.

Bích Thuận/VOV1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập259
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm258
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại202,197
  • Tổng lượt truy cập92,579,861
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây