Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm công nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường

Thứ tư - 22/08/2018 05:58
Ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và cần được giải quyết để có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững.

Toàn tỉnh hiện có gần 100ha áp dụng hình thức nuôi tôm siêu thâm canh. Qua khảo sát thực tế tại những vùng nuôi tôm theo hình thức công nghiệp cho thấy, nhiều hộ nuôi tôm chưa tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trường như bố trí hệ thống xử lý chất thải, nước thải chưa đáp ứng theo quy định.

Anh Trần Chí Hiếu, (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) chia sẻ: “Khi nuôi tôm công nghiệp, tôi phải xây dựng hệ thống chứa và xử lý chất thải. Song, không phải hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh nào cũng thực hiện tốt quy trình này”. Đơn cử như kênh dẫn nước phục vụ sản xuất của bà con nằm dọc theo tuyến đường Lò Rèn (phường 5, TP. Bạc Liêu - đoạn gần giáp ranh với xã Hiệp Thành) bị ô nhiễm khá nặng. Nguyên nhân là do một hộ nuôi tôm siêu thâm canh gần đó xả thải nước không qua xử lý.

Nghề nuôi tôm ngày càng phát triển, song ý thức về tác hại của việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm của người nuôi chưa cao; việc nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường cũng chưa được người nuôi tôm quan tâm. Bên cạnh đó, hạ tầng phục vụ nuôi tôm ở nhiều nơi chưa thật sự hoàn chỉnh, nhiều khu nuôi tôm chưa có kênh cấp, kênh xả nước riêng biệt; thậm chí nhiều đoạn kênh bị bồi lắng, đáy kênh cao hơn đáy ao nuôi tôm. Hậu quả là mầm bệnh vẫn tồn lưu khi nước ở các ao nuôi tôm bị bệnh thải ra môi trường, gây khả năng lây nhiễm rất cao.

Khi môi trường ngày càng xấu đi, việc lựa chọn các mô hình nuôi tôm an toàn sinh học được đưa ra. Trong đó, nuôi thủy sản theo mô hình VietGAP, Biofloc, nuôi an toàn sinh học (không sử dụng hóa chất, kháng sinh) là những mô hình tránh được những tác động do nguồn nước và mang lại hiệu quả cao, cần được tuyên truyền và nhân rộng.

Chí Linh 
Theo Báo Bạc Liêu
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập531
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm530
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại847,528
  • Tổng lượt truy cập92,021,257
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây