Học tập đạo đức HCM

Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương: Phải có luật xây dựng ở nông thôn

Thứ năm - 16/07/2015 21:11
Một trong những những nguyên nhân yếu kém rất lớn, hối thúc chúng ta phải làm NTM đó chính là nông thôn đã phát triển rất tự phát, không quy hoạch, không quy chế quản lý.

Tôi đã nhiều lần rất xấu hổ khi dẫn các đoàn khách quốc tế đi thăm nông thôn Việt Nam vì làng quê không còn những đặc trưng kiến trúc mà là một sự hổ lốn pha lẫn rất nhiều sắt thép bê tông, không ra kiểu dáng gì.
Một trong những những nguyên nhân yếu kém rất lớn, hối thúc chúng ta phải làm NTM đó chính là nông thôn đã phát triển rất tự phát, không quy hoạch, không quy chế quản lý.
Đặc trưng của nông thôn theo tôi có ba yếu tố, thứ nhất là SXNN để nuôi sống xã hội, thứ hai là bảo tồn được sinh thái tự nhiên làm lá phổi của cuộc sống, thứ ba là bảo tồn được văn hóa dân tộc.
Nước nào cũng phải làm thế nhưng nước mình lại không. Cảnh quan nông thôn giờ đây bị biến dạng, ao hồ lấp hết để làm nhà, nhà ống tràn ra lấn chiếm đường, ô nhiễm môi trường mỗi lúc một trầm trọng.
Quy hoạch phải là điều tiên quyết để giải quyết vấn đề. Đến nay, nếu nói về hình thức có 97,2% xã đã hoàn thành quy hoạch nhưng thực chất mới xong quy hoạch tổng thể về hạ tầng và vùng SX, còn thiếu hẳn mảng quy hoạch cảnh quan…
Đội chuyên gia tư vấn quy hoạch của ta lại thiếu kiến thức nông thôn.
Xuất phát từ chỗ khi bắt đầu vào quy hoạch xây dựng NTM cả nước mới có 400 đơn vị biết quy hoạch và đều là quy hoạch đô thị. Bộ NN - PTNT cũng có Viện Quy hoạch nhưng đấy là quy hoạch SXNN mang tính vùng mà thôi.
Khi “bập” vào quy hoạch ở cấp xã cần cụ thể, cần hiểu về nông thôn, về văn hóa, về tập quán, về lối sống của từng vùng đâm ra lúng túng. Bê tư duy quy hoạch đô thị để quy hoạch nông thôn nên chất lượng rất thấp.
Cần phải đưa ra các mẫu kiến trúc nhà ở, cách bố trí khuôn viên cũng như các công trình công cộng ở nông thôn phù hợp với tập quán của các dân tộc, của các vùng miền.
Thế mà rất nhiều năm nay Bộ Xây dựng không làm được. Tôi không hiểu tại sao có gì khó?
Rất nhiều kiến trúc sư đã từng đoạt giải về kiến trúc nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhà chống bão lũ miền Trung…Tại sao không làm được?
Cái quan trọng là giữ được những nét kiến trúc độc đáo và thổi được hồn hiện đại vào. Bộ Xây dựng chỉ cần tổ chức một cuộc thi sẽ có nhiều người tham gia.
Thiếu một sự tổ chức, một cuộc thi, một sự chú trọng nên chậm là phải.
Người ta bảo xu hướng xây dựng hiện nay đang bị Kinh hóa nhưng theo tôi nó hổ lốn chẳng phải là Kinh mà là “tường Thái, mái Kinh, các thứ linh tinh là dân tộc khác”.
Bộ mặt nông thôn chỉ khang trang ở phần hạ tầng công cộng còn lại nhà ở, kiến trúc không có gì thay đổi thậm chí ngày càng tiếp tục tệ hại. Việc xây dựng mạnh về bê tông hóa nên ngột ngạt.
Tư duy của anh kiến trúc đô thị đè nặng lên kiến trúc nông thôn. Người dân quê học mót của đô thị coi đó là văn minh.
Vì thế làng quê so với 30 năm trước đây xanh, sạch và nét thanh bình kém hơn hẳn dù giàu có hơn.
Quay sang Trung Quốc, từ khi họ làm làng mẫu cách đây khoảng 15 năm tới giờ đã tiến bộ rất nhiều. Những năm đầu làng mẫu ở Trung Quốc như một khu tập thể, còn hiện nay giống như các khu resort.
Khi quy hoạch lại nông thôn, các làng của Trung Quốc có nhiều cụm dân, họ chọn ra khu tốt nhất, thuận nhất về phong thủy rồi dồn dân của các khu vực khác vào để mở rộng các cánh đồng.
Những nơi đưa dân đến ở được nhà nước quy hoạch, thiết kế rất đẹp. Có nhiều mẫu nhà nhưng cái nào cũng có nét văn hóa Trung Quốc thể hiện rõ từ cái mái đến khuôn viên.
Người dân sẽ bỏ tiền xây dựng còn nhà nước cho đất, cho kiến trúc sư đến giúp. Mỗi xóm thông thường có mấy kiểu nhà để dân chọn lựa, khi đã chọn phải làm theo đúng như thế. Hiện Trung Quốc có hàng trăm ngàn “làng mới” như thế.
Đáng tiếc là trong quá trình xây dựng NTM chúng ta không làm được như thế!
Cơ hội, theo tôi là vẫn còn bởi ở nông thôn hiện nay chuyện xây dựng nhà cửa lớn, kiên cố mới chiếm khoảng 30%. Ở những làng cũ ta nên chỉnh chang, không xáo trộn lớn mà chỉ khôi phục lại cái xanh, cái sạch, cái đẹp thủa nào.
Giờ phải có luật xây dựng nông thôn, phải có quy chuẩn, tiêu chuẩn, mẫu mã nhà ở, khuôn viên, công trình công cộng ở nông thôn. Khi thực hiện, nhất định phải có cán bộ đủ kiến thức để tư vấn cho người dân ngay tại địa phương.
Tất cả những cái đó làm sao phải thấm đến từng cán bộ quản lý từ thôn, xã để họ thực sự vào cuộc. Nếu làm được như thế thì nông thôn sẽ đẹp hơn.
Còn không tôi chỉ sợ khi chúng ta xây dựng xong NTM, nông thôn lại trở thành quê chẳng ra quê, tỉnh chẳng ra tỉnh.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập562
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm561
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại850,045
  • Tổng lượt truy cập92,023,774
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây