Hội nghị có sự tham dự, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trưởng Ban chỉ đạo và Lãnh đạo các Bộ LĐTBXH, Bộ NNPTNT, Bộ Nội vụ, Bộ thông tin truyền thông, Bộ Công thương, Bộ KHĐT, Hội Nông dân Việt Nam… và đầu cầu trực tuyến ở 64 tỉnh thành.
Dạy nghề mây tre đan cho nông dân Hà Nam |
Thành công bước đầu….
Đại diện Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền báo cáo 2 năm thực hiện đề án. Kết quả nổi bật là đã có 798.240 nông dân được học nghề; trong đó có 46% nông dân học các nghề nông nghiệp và 54% học nghề phi nông nghiệp. Tính theo thứ tự ưu tiên thì có 32,6% là đối tượng 1 (người có công, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, tàn tật, thu hồi đất canh tác… được hưởng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng). Năm 2010-2011 là năm thực hiện thí điểm các mô hình và hoàn thiện khâu chính sách (về tài chính, nhân lực, chương trình, giáo viên…) thì cơ bản đã hoàn thành.
Tuy nhiên, mô hình này vẫn đang “vướng” về hình thức thanh toán. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo năm 2012 vẫn thực hiện thí điểm, Bộ NNPTNT nghiên cứu, sửa đối thông tư 66 để có thể nhân đại trà.
Liên quan tới triển khai mô hình điểm, thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Ngọc Phi nhấn mạnh, trong năm 2011, các Bộ đã tập trung thực hiện 4 mô hình: Mô hình dạy nghề nông nghiệp; Mô hình dạy nghề tiểu thủ công nghiệp; Mô hình dạy nghề công nghiệp, dịch vụ; Mô hình dạy nghề đánh bắt xa bờ.
Kết quả dễ “đong đếm” nhất đối với nghề nông nghiệp là sau đaò tạo, nông dân đã tăng được năng suất lao động, tăng thu nhập và giảm chi phí. Cụ thể như nghề trồng thuốc lá tại Cao Bằng, Tây Ninh, Gia Lai… sau học nghề, sản lượng sản xuất tăng 15-20%, thu nhập của lao động tăng 1,5 lần; nghề trồng sắn ở Quảng Trị năng suất đạt 17-18 tấn/ha,tăng gấp rưỡi so với trước kia.
Các mô hình này đều có sự tham gia của doanh nghiệp, hình thành sự hợp tác giữa doanh nghiệp, nông dân: nông dân có đất sản xuất, doanh nghiệp hướng dẫn nông dân thực hiện; bao tiêu sản phẩm, từng bước hình thành lớp công nhân nông nghiệp.
Về mô hình kinh tế hộ, cả hội nghị ấn tượng với câu chuyện “ngoài báo cáo” của tỉnh Bắc Giang khi dẫn trường hợp điển hình là bà Trần Thị Giang (xã Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang) được học nghề nuôi thỏ, hiện bà có thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Nhà bà Giang có 4 người thì có 3 người hưởng trợ cấp xã hội do già, tàn tật; “Tôi 62 tuổi mà còn là lao động chính của gia đình, bươn bả cũng chỉ đủ ăn. Sau khi được học nghề nuôi thỏ, được hỗ trợ đầu ra, tôi liều vay 100triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi 300-400 thỏ. Ngay khi có sản phẩm, tôi đã không phải lo đầu ra vì nhà hàng, khách sạn thu mua tận chuồng”.
Hiện khu vực này đang có 1 doanh nghiệp Nhật Bản tìm đến đặt mua thỏ với số lượng lớn để phục vụ nghiên cứu khoa học.
Nhìn thẳng vào tồn tại
Đó là tinh thần được thể hiện thẳng thắn tại Hội nghị. Ông Nguyễn Ngọc Phi nhấn mạnh, với nghề nông nghiệp, một số địa phương làm điểm chọn nội dung rộng, chưa đi sát vào các loại cây, con chủ lực, chưa bám vào kế hoạch phát triển kinh tế địa phương. Việc dạy nghề nối với sản xuất, thị trường nhiều nơi làm không tốt, có nơi còn bỏ trắng nên “rất cần có sự tham gia của ngành công thương vào công tác này”- ông Phi nói.
Nhận định về tồn tại, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra “4 yếu” là: yếu về xây dựng và thông qua đề án ở địa phương (hiện còn 1 tỉnh chưa thực hiện); yếu về hoàn tiện biên chế dạy nghề cấp huyện (70% số huyện chưa có biên chế chuyên trách về dạy nghề nên việc triển khai còn bất cập), yếu về ban chỉ đạo cấp huyện; yếu về quy hoạch nhân lực.
Phó thủ tướng khẳng định, để thực hiện tốt công tác dạy nghề, trong đó có dạy nghề nông dân, Chính phủ đã yêu cầu các tỉnh xây dựng quy hoạch nhân lực gắn với quy hoạch kinh tế xã hội địa phương. Hiện còn 9 tỉnh chưa có quy hoạch nhân lực. “Nếu chưa có quy hoạch này thì bài toán về dạy nghề vẫn còn là ẩn số, khó thực hiện được”- Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Bộ LĐTBXH, năm 2011, có gần 400.000 nông dân trong cả nước được học nghề theo Đề án 1956, năm 2012 phấn đấu đào tạo 600.000 người; “Mức tăng là khá cao, gấp rưỡi năm 2011. Đây là thách thức rất lớn, cần phải thực hiện các giải pháp kiên quyết mới có thể thành công”- Phó Thủ tướng nói.
Kết luận Hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ ra hơn 10 giải pháp, trong đó nhấn mạnh lao động cần có cam kết sau học nghề làm vịêc ở đâu, thu nhập thế nào; nhân rộng các mô hình điểm hiệu quả; rà soát lại các chính sách- điều chỉnh theo thực tế địa phương; đào tạo cán bộ khuyến nông làm giáo viên hạt nhân ở các tỉnh…
Riêng với các tỉnh, Phó thủ tướng yêu cầu bí thư, chủ tịch UBND cấp xã, huyện, tỉnh mỗi năm đi thăm 1-2 mô hình dạy nghề nông dân: “Gặp nông dân trực tiếp, đối thoại với nông dân sẽ bật ra được nhiều vấn đề và biết nông dân cần gì, muốn gì ở việc học nghề. Từ đó mới có điều chỉnh thiết thực, hiệu quả”- Phó thủ tướng kết luận.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;