Học tập đạo đức HCM

Sức lan tỏa từ một chủ trương lớn

Thứ sáu - 11/03/2016 23:38
(Công lý) - Từ xưa, người dân Việt Nam đã có thói quen sống quần cư thành từng nhóm với tên gọi là làng, vùng cao gọi bản. Và rồi, khái niệm làng, bản đã đi vào tâm thức của mỗi người dân bằng những hình ảnh rất đỗi thân thương như cây đa, bến nước, sân đình.

Tất cả các nét đặc trưng đó tạo nên một bản sắc văn hóa rất riêng biệt, đó là văn hóa làng, bản.

Khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống

Đã gần 7 năm, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009), công cuộc xây dựng làng, bản văn hóa đã và đang được triển khai rộng khắp từ miền núi đền miền xuôi. Trong quá trình xây dựng làng bản văn hóa, nét đặc trưng của một cộng đồng, một xã hội thu nhỏ được khơi dậy, các giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống đẹp được trân trọng, bảo tồn, tính đoàn kết gắn bó ở các dòng họ, tính tự quản được phát huy.

Quả thực, sau một thời gian dài tưởng như bị lãng quên, chủ trương mới, chính sách mới, phong trào mới đã khơi dậy những tiềm năng sẵn có, khai thác và phát huy những yếu tố tích cực của làng quê Việt đã mang lại tác dụng tích cực trên bình diện xã hội nông thôn và miền núi, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Chiến lược đó đã cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, xác lập những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu, là cơ sở hoạch định quy hoạch, kế hoạch để từng bước thực hiện việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Ở khu vực dân tộc miền núi, việc xây dựng làng bản văn hóa càng đòi hỏi sự thận trọng trong áp dụng các mô hình. Tại các địa phương như Thanh Hóa, Điện Biên, Quảng Ninh… cơ quan chức năng thường lựa chọn điểm tiêu biểu cho dân tộc mỗi vùng như với người Mông thì cần tìm một bản kiểu mẫu khai trương trước và nêu gương để các bản noi theo. Riêng các làng bản người Tày, Thái, Mường, Thổ… thì chọn điểm tiêu biểu trên cơ sở tổng hòa mối quan hệ: Nghĩa, tình, đức, nhân mà mỗi làng bản đã và đang nhân lên trong cuộc sống. Sống trong làng bản có nghĩa, tình, có đức nhân thì suốt đời không để xảy ra những việc làm trái đạo lý, thất đức, vô lương tâm. Làng bản sẽ đẩy lùi mọi tệ nạn xã hội mà mỗi ngày đang len lỏi xâm nhập vào đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng.

Đồng thời, việc xây dựng làng, bản văn hóa cũng đã phát huy được sức mạnh tổng hợp trong cộng đồng dân cư, góp phần động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tạo được sự chuyển biến tích cực trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú ở khu dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực hiện DSKHHGĐ; góp phần phát huy dân chủ, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", "tương thân tương ái", từ thiện nhân đạo...

Phát triển Đức - Trí - Thể - Mỹ

Sau hơn 2000 ngày triển khai và thực hiện, chủ trương xây dựng làng, bản văn hóa của Chính phủ thực sự đã đi vào cuộc sống. Giờ đây, nếu đặt câu hỏi “cái lợi của việc xây dựng làng văn hóa là gì” thì bất cứ người dân nào cũng trả lời được rằng có hai cái lợi: Cái lợi trước mắt và cái lợi lâu dài. Cái lợi trước mắt chính là sự ổn định trị an địa phương, là mối quan hệ xóm làng gần gũi, là một cảnh quan môi trường trong sạch, một xã hội lành mạnh, đời sống kinh tế phát triển kéo theo sự phong phú của đời sống văn hóa tinh thần. Hầu hết các làng bản đều có đội văn nghệ của riêng mình duy trì hoạt động bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân địa phương...

Suc lan toa tu mot chu truong lon - Anh 1

Gần 90% các làng, bản trên toàn quốc đã được công nhận “Làng, bản văn hóa”

Còn cái lợi lâu dài cơ bản nằm ở chỗ: Xây dựng làng văn hóa là cơ hội để văn hóa làng sống lại. Những phong tục tập quán tốt đẹp được kế thừa, phát triển, có thêm điều kiện để đầu tư cho trẻ em được ăn học, trưởng thành trong môi trường tốt nhất có thể. Đó cũng chính là mục tiêu xây dựng con người phát triển đầy đủ 4 yếu tố Đức, Trí, Thể, Mỹ. Xây dựng làng văn hóa thành công vừa là kết quả hoạt động của một cộng đồng dân cư trong làng, bản, vừa là môi trường, động lực thúc đẩy họ tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa mới đậm đà hơn, thiết thực gần gũi với cuộc sống và ý nghĩa hơn.

Chính vì những ý nghĩa ấy mà mấy năm gần đây, phong trào xây dựng làng văn hóa đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trên mọi miền Tổ quốc. Ngay cả một huyện vùng cao biên giới, khó khăn chồng chất như Mường Lát, Thanh Hóa, chính quyền cũng đã tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phong trào, thu hút các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia. Tính đến nay, toàn huyện đã khai trương 85/90 làng, cơ quan văn hóa (trong đó đã công nhận 43 làng, cơ quan văn hóa). Chỉ tính riêng năm 2015 vừa qua, huyện đã khai trương được 9 làng, cơ quan văn hóa.

Bên cạnh đó, Mường Lát còn đẩy mạnh xây dựng các thiết chế văn hóa, các hương ước, quy ước; các nhà văn hóa, địa điểm sinh hoạt, sân chơi thể thao tại các bản cũng được quan tâm đầu tư xây dựng. Trên địa bàn huyện đã có 9/9 xã, thị trấn có các đội văn nghệ, thể thao . Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên được tổ chức, thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Hay như ở huyện miền núi Cao Phong, Hòa Bình, từ khi bắt tay vào việc triển khai và thực hiện, chủ trương xây dựng làng, bản văn hóa thì tình hình an ninh, trật tự, kinh tế, xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực như đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. Hiện nay, tính trên toàn huyện, 100% khu dân cư đã có đội văn nghệ, phần lớn các xóm, bản đều có nhà văn hóa, nhiều khu dân cư có tủ sách pháp luật và tủ sách bạn đọc, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao của nhân dân. Hàng năm, các xã, thị trấn đều duy trì và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao vào các ngày lễ lớn, tạo ra không khí phấn khởi cho nhân dân.

Thắt chặt tình đoàn kết của các dân tộc

Hơn thế nữa, việc triển khai xây dựng, công nhận các làng bản văn hóa còn thắt chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em. Còn gì vui hơn, đoàn kết hơn khi Tết Độc Lập của bà con dân tộc Mông đã trở thành điểm đến đầy màu sắc của các dân tộc anh em. Hay hội lễ Cá Sa Xàng Khàn của dân tộc Thái, cuốn hút cả người Hà Nhì, người Mường, người Thổ, người Kinh tham gia. Lễ hội Pồn Pôông của dân tộc Mường cũng hấp dẫn các tộc người anh em cùng chung sống trên địa bàn không kém. Lễ hội cồng chiêng không chỉ có các dân tộc sinh sống trên đất Tây Nguyên tham dự mà còn thu hút được đông đảo du khách thập phương đến từ mọi vùng miền Tổ quốc.

Đồng thời, khi làng bản nào khai trương xây dựng làng bản văn hóa thì các nơi khác đã rất tự nguyện về vui chung để chia sẻ. Ví như bản Ká Tớp, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, khai trương xây dựng bản văn hóa thì bà con người Mông các bản Kéo Hượn, Na Tao... tìm về mang theo khèn bè, kèn lá cùng mở hội. Bản Him Lam, thành phố Điện Biên khai trương thì anh em người Khơ Mú ở Mường Phăng đến mừng với điệu múa Tẹ cạ grang - vui ngày mùa.

Suc lan toa tu mot chu truong lon - Anh 2

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thu hút được nhiều dân tộc anh em cùng tham dự

Thậm chí, cả khi làng Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình khánh thành nhà văn hóa thì bà con người Thái ở Điện Biên cũng theo những người con của quê lúa Thái Bình về góp vui câu Hạn Khuống và điệu xòe đoàn kết… Từ làng bản này lan tới làng bản khác, dần dần, ngày hội khai trương làng bản văn hóa không còn là niềm hân hoan của một bản, một làng mà đã là niềm tin, niềm tự hào của cả vùng, miền và các dân tộc anh em.

Tính đến nay, xấp xỉ 90% các làng bản trên toàn quốc đã được công nhận danh hiệu “Làng, bản văn hóa”. Trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng đã nêu rõ định hướng xây dựng thiết chế văn hóa: “Xây dựng, hoàn thiện, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa từ trung ương đến địa phương. Chú trọng đổi mới nội dung hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động theo nguyên tắc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận trong cơ cấu của một thiết chế văn hóa”.

Từ một chủ trương lớn của Chính phủ được triển khai thực hiện triệt để, có chiều sâu, văn hóa làng bản và những giá trị tốt đẹp của nó đã, đang và sẽ không bao giờ bị mai một, lãng quên. Cùng với phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, giờ đây làng, bản văn hóa đã thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội. Và với mỗi con người, hai tiếng quê hương mà gần gũi hơn chính là làng, bản nơi mình đã sinh ra, lớn lên đã trở lên gắn bó và thân thiết, mang giá trị cội nguồn hơn bao giờ hết.
theo Công lý

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập822
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại757,409
  • Tổng lượt truy cập93,135,073
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây