Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo bền vững từ những con bò sinh sản.

Thứ tư - 11/11/2015 05:25
Từ năm 2013 đến nay, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Cục KTHT-PTNT) đã hỗ trợ các hộ nghèo thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản.

 

Thoát nghèo bền vững từ những con bò sinh sản

Nhiều gia đình thoát nghèo bền vững nhờ mô hình nuôi bò sinh sản.

 Mô hình được thực hiện với mục tiêu giúp hộ nghèo ở Sóc Trăng có “cần câu cơm” để thoát nghèo.

Đến thời điểm này đã có 66 hộ nghèo ở các xã: Thạnh Phú, Thạnh Quới, Giao Hòa 1, Giao Hòa và Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) được thụ hưởng mô hình và nhiều hộ trong số đó đã thoát nghèo bền vững.

Thoát nghèo

Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hiền, ấp Thạnh Thới, xã Thạnh Quới, không giấu nổi niềm vui: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Làm quanh năm suốt tháng mà không đủ ăn. Muốn làm cái gì đó ra tấm ra món để mong thoát nghèo nhưng kẹt vì không có vốn.

Cho đến năm 2013, gia đình tôi được Cục KTHT-PTNT hỗ trợ 5 triệu đồng. Tôi vay mượn thêm 4,4 triệu đồng làm tiền đối ứng để mua con bò giống lai sind giá 9,4 triệu đồng. Sau gần 2 năm, bò cái đã sinh được 1 con bê, hiện có trị giá hơn 15 triệu đồng. Con bò đã đưa gia đình thoát khỏi hộ nghèo. Chúng tôi rất cảm ơn Cục KTHT- PTNT đã cho tôi "cần câu" để giờ có cơm ăn áo mặc”.

Ông Phan Văn Thum, cán bộ phụ trách mô hình giảm nghèo thuộc Chi cục PTNT Sóc Trăng, cho biết, từ nguồn vốn Cục KTHT-PTNT đầu tư năm 2013, Chi cục đã cấp cho 36 hộ nghèo ở xã Thạnh Phú và Thạnh Quới thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản.

Sau 3 năm, tất cả 36 con bò nuôi đã sinh sản lứa đầu tiên. Người dân không những thu đủ vốn mà còn bắt đầu có lãi. Các hộ nghèo từ hai bàn tay trắng, không có trong tay lấy 500 ngàn đồng giờ đã có tài sản là 2 con bò trị giá khoảng 50 triệu đồng.

Theo tính toán, trong 8 năm, bò cái sẽ sinh sản được 5 con. Mỗi con bê có giá khoảng 15 triệu đồng. Như vậy là mỗi hộ dân sẽ có 75 triệu đồng. Nếu để nuôi bò thịt, nuôi khoảng 6 tháng thì bán được 25 triệu đồng/con. Thực tế đang diễn ra như vậy và đến thời điểm này tất cả 36 hộ được hỗ trợ vốn nuôi bò năm 2013 đã vượt qua ngưỡng nghèo.

Lan tỏa mạnh mẽ

Từ những mô hình hiệu quả trên, năm 2015, Cục KTHT-PTNT đã đầu tư thêm 200 triệu đồng cho 30 hộ nghèo và cận nghèo ở xã Giao Hòa 1, Giao Hòa 2 và Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản.

Bà Phùng Thị Thiêu, ấp An Hòa, xã Giao Hòa 2, cho biết, gia đình bà nghèo lắm, không đất chọi chim, phải đi làm thuê hằng ngày nuôi 4 miệng ăn. Gia đình muốn nuôi bò để thoát nghèo từ lâu nhưng không có vốn. Năm 2015, được Nhà nước xét cấp cho 5 triệu đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội Sóc Trăng cho vay 10 triệu đồng làm vốn đối ứng để mua bò lai sind sinh sản về nuôi.

Tổng hai nguồn vốn được 15 triệu đồng, mua bò 14 triệu đồng, 1 triệu đồng làm chuồng. Nhìn thấy những hộ nghèo nuôi bò sinh sản từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước trước đây thoát nghèo, bà đang đặt hết hy vọng vào con bò. Mục tiêu của bà là trong vòng 2 năm tới phải thoát được nghèo, 3 năm tới vươn lên thành hộ khá.

Hộ gia đình anh Hồ Văn Tâm, ấp Hiệp Hòa, xã Giao Hòa có 3 nhân khẩu đang sinh sống bằng 2.000 m2 đất trồng lúa 1 vụ và một diện tích nhỏ nuôi thủy sản, mỗi năm chỉ thu được khoảng 500 kg thóc và một ít tiền từ nuôi thủy sản. Nguồn thu không đủ chi tiêu. Nghèo cứ mãi đeo đẳng. Hằng ngày anh phải đi phụ hồ để lấy tiền mua gạo.

Ở quanh nhà có rất nhiều cỏ, mấy lần anh Tâm lập kế hoạch để mua bò về nuôi nhưng không kiếm đâu được tiền nên bất thành. Năm 2015, anh Tâm được hỗ trợ 5 triệu đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 10 triệu đồng, mua con bò 14 triệu đồng, còn lại làm chuồng.

“Thế là mơ ước bấy lâu nay thành hiện thực. Cỏ nhiều, lại ngon, bò lớn nhanh như thổi. Khoảng 3 tháng nữa là có thể thụ tinh. Chắc chắn là con bò sinh sản này sẽ giúp gia đình tôi thoát nghèo để trở nên khá giả. Tôi tin là gia đình mình sẽ làm được”, anh Tâm quả quyết.

Ông Lê Văn An, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Hòa 2, cho biết, tổng đàn bò của xã vào thời điểm này có 360 con, tăng 140 con so với thời điểm chưa triển khai thực mô hình nuôi bò sinh sản để giảm nghèo. Mô hình thực hiện tại xã Giao Hòa 2 có 14 hộ nhưng đã có tác động rất lớn đến phong trào chăn nuôi bò tại địa phương.

Trước khi cấp tiền cho dân mua bò về nuôi, chúng tôi đã lựa chọn và bình xét rất kỹ. Đảm bảo là các hộ phải nuôi được bò và phát triển thành đàn được. Phải cam kết không bán bò khi bò chưa sinh sản. Chúng tôi giao cho Chi hội trưởng Chi hội Nông dân trực tiếp quản lý.

Trước và sau khi nhận bò về nuôi, người dân được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò, kỹ thuật trồng cỏ. Ngoài ra, xã còn phối hợp với ngành nông nghiệp mở lớp dạy nghề thú y cho người dân để chủ động phòng trừ bệnh cho bò.

“Hiện tại, mô hình nuôi bò sinh sản để hộ nghèo thoát nghèo đang là mô hình hiệu quả nhất. Bà con tận dụng tốt đất bờ bao của ao nuôi tôm + lúa để trồng cỏ nuôi bò.

Chúng tôi đang kiến nghị Cục KTHT-PTNT tiếp tục đầu tư vốn cho hộ nghèo và hộ cận nghèo nuôi bò để đẩy mạnh phát triển đàn bò của xã, góp phần tích cực đưa các hộ nghèo và cận nghèo thoát nghèo nhanh, bền vững, vươn lên khá giả, đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM của địa phương.

Hiện nay, xã Giao Hòa 2 còn tới 195 hộ nghèo và 256 hộ cận nghèo rất thiếu vốn để phát triển chăn nuôi đang mong mỏi từng ngày có tiền hỗ trợ của Nhà nước”, ông Lê Văn An đề nghị.  

NGUYỄN THANH.

 Theo Nông nghiệp Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,325
  • Tổng lượt truy cập92,041,054
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây