Học tập đạo đức HCM

Tìm đường “thoát” cho giá tôm

Thứ ba - 19/06/2018 09:30
(Thủy sản Việt Nam) - Thực hiện điều này sẽ giúp gỡ bí cho con tôm, nhất là tôm thẻ chân trắng, bởi cho đến nay, mặc dù đã và đang góp phần làm rạng rỡ tên tuổi nước nhà thì người nuôi tôm vẫn chỉ được hưởng “miếng bánh nhỏ nhất” trong chuỗi sản xuất.

Thu hút thương lái Trung Quốc mua tôm

Đây có lẽ là hành động cần thực hiện sớm để cứu vãn một mùa thất bại về giá của con tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, nhiều nước sản xuất tôm lớn trên thế giới đang bước vào vụ thu hoạch chính nên sản lượng dồi dào. Và cũng như mọi năm, giá bán tôm của nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan hay Ecuador rẻ hơn tôm Việt Nam khá nhiều, vì vậy, đã thu hút được nhiều nhà nhập khẩu, trong đó, thương lái Trung Quốc cũng rất tích cực. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá tôm thẻ chân trắng của Việt Nam sụt giảm mạnh như thời gian qua.

Để đưa tôm thoái khỏi tình cảnh giá bán thấp và ế ẩm, vừa qua, VASEP đã có công văn gửi Chính phủ, Bộ NN&PTNT với 4 giải pháp cụ thể. Trong đó, có việc thu hút lại thương lái Trung Quốc. Cụ thể, theo VASEP, qua tìm hiểu các nguồn thông tin không chính thức, hiện nay Trung Quốc đang chuyển qua mua nhiều hơn tôm Ấn Độ và Ecuador có cỡ lớn và giá rất rẻ. Vì vậy, VASEP kiến nghị Chính phủ có biện pháp tăng cường kiểm soát hoạt động tạm nhập, tái xuất tôm Ấn Độ và Ecuador qua cảng Hải Phòng để vào Trung Quốc; nhằm hạn chế tối đa tình trạng gian lận thương mại trong hoạt động này, cũng như kéo khách hàng Trung Quốc quay trở lại mua tôm Việt Nam.

Sàn giao dịch hay chợ đầu mối?

Đây hoàn toàn không phải vấn đề mới, bởi nó hoặc là đã từng được triển khai, hoặc là được nhen nhóm đã lâu.

Cụ thể, từ những năm 2000, một sàn giao dịch đấu giá thủy sản đã được thành lập với cái tên Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ, đặt tại huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Mục đích để nông dân nuôi cá, tôm ở Cần Giờ và các vùng lân cận như Long An, Cần Đước… đưa sản phẩm đến tham gia đấu giá. Doanh nghiệp thủy sản mua nguyên liệu xuất khẩu có thể đến đây để đặt hàng. Khi đó, nhiều người nuôi cá, tôm cũng mong muốn giá cả qua sàn giao dịch sẽ ổn định hơn, nguồn tiêu thụ sản phẩm cũng ổn định so tình trạng bấp bênh như vẫn diễn ra. Thế nhưng, nó đã vội đóng cửa chỉ sau 1 năm hoạt động. Mục đích ban đầu không thực hiện được vì cả doanh nghiệp và người nuôi không tìm được tiếng nói chung. Đến nay, ý tưởng này vẫn chưa một lần được khơi lại.

Còn cách đây mấy năm, ý tưởng lập chợ đầu mối cho con tôm đã từng được đưa ra tại Bạc Liêu. Vấn đề này được đưa ra trong bối cảnh con tôm đang có những “thiệt thòi”. Bởi con tôm hiện là đối tượng nuôi có giá trị lớn của ngành nông nghiệp và kinh tế đất nước, mỗi năm mang về hàng tỷ USD từ xuất khẩu. Thành công này là nỗ lực lớn của ngành và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, cũng như công sức của người nuôi khi nỗ lực tăng diện tích để đảm bảo sản lượng tăng trưởng tốt. Vậy nhưng, người nuôi luôn đứng sau cùng trong chuỗi lợi nhuận, nguồn thu về ít nhất và phải gánh chịu nhiều rủi ro nhất. Đặc biệt như trong thời gian qua, giá tôm thẻ chân trắng lao dốc đã khiến nhiều người nuôi tôm một lần nữa trắng tay.

Trước đây, đã có ý kiến cho rằng cần một “đầu mối” cho con tôm, giống như sàn giao dịch cá ngừ của Nhật Bản, đó sẽ là nơi để đảm bảo lợi ích cho các phía. Người nuôi yên tâm với giá tôm đảm bảo có lãi, còn doanh nghiệp cũng tránh được tình cảnh thiếu nguyên liệu. Hơn nữa, ở trên sàn đấu này, sẽ khó có chuyện con tôm bị bơm tạp chất và quan trọng hơn nguồn gốc xuất xứ của mỗi lô hàng sẽ rõ ràng. Chưa kể, khâu trung gian bị cắt giảm sẽ giúp tăng lợi nhuận của người nuôi và doanh nghiệp khi “mua tận gốc, bán tận ngọn”. Việc tạo được mối liên kết trong mua bán sẽ giúp hình thành nên nền sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của nhiều phía và nhất là sẽ giảm được tình trạng nuôi tôm phá vỡ quy hoạch khi sản lượng mua bán được định hình rõ nét.

Những vấn đề này đưa ra có cái thực hiện được ngay, nhưng cũng có điều khó thực hiện trong một sớm một chiều, vì cần cân nhắc nhiều yếu tố. Vậy nhưng, cũng cần suy nghĩ một cách tích cực và quan tâm để tạo hanh thông cho con tôm phát triển ổn định và bền vững. Khi “sâu rễ, bền gốc” thì việc mở rộng thị phần xuất khẩu có lẽ sẽ dễ dàng hơn.

Linh Anh/http://thuysanvietnam.com.vn/ 
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập819
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm806
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,730
  • Tổng lượt truy cập93,159,394
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây