Xây dựng vùng chuyên canh, Hà Nội cần có quy hoạch, tập trung ruộng đất và sự đồng thuận của nông dân Tham gia phản biện vào dự thảo Nghị quyết, ông Phạm Ngọc Thảo, nguyên Phó chủ tịch UBMTTQ thành phố Hà Nội cho rằng: Hà Nội giờ mới ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là quá muộn. Bởi vậy Hà Nội cần phải nhanh hơn nữa và tăng tốc hơn nữa. Nếu chậm thì nông nghiệp của Hà Nội không có tên tuổi và sự phát triển đó sẽ không phù hợp với Nghị quyết của HĐND. Việc ứng dụng công nghệ cao là bước đệm để hình thành khu công nghệ cao của thành phố. Tuy nhiên, ông Thảo cũng cho rằng: Để xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung đòi hỏi phải có quy hoạch, tập trung ruộng đất và sự đồng thuận của nông dân. Nhưng hiện nay, việc quy hoạch ở các địa phương chưa đồng bộ. Nông dân đa số vẫn còn tư tưởng "đèn nhà ai nhà ý rạng” thiếu tính liên kết bền vững. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo các tiêu chí vùng sản xuất theo công nghệ cao như quy định của các văn bản Nhà nước và ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở hạ tầng tại các vùng chuyên canh ven đô. Ông Bùi Tuấn Khải, chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội nhận định: Hà Nội cách đây hơn 10 năm đã đầu tư một chương trình lớn "ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất giống rau, hoa, cây ăn quả” với vốn đầu tư trên 32 tỷ đồng, kết quả không như mong muốn, không đưa được công nghệ vào sản xuất, thiết bị giờ bỏ không và xuống cấp. Thành phố cũng đã đầu tư 5 cơ sở giết mổ gia súc với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp song chỉ hoạt động từ 20 – 30% công suất, hiệu quả thấp. Vì thế việc ứng dụng công nghệ cao rất khó, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ, lựa chọn công nghệ và sản phẩm thích hợp, đầu tư đồng bộ về công nghệ, vốn, đào tạo, chính sách và thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì đầu tư mới có hiệu quả và sản xuất ổn định được. Nhìn nhận ở góc độ khác, GS.TS Phạm Thị Thùy, Ủy viên Hội các ngành sinh học Hà Nội đưa ra quan điểm riêng: Hà Nội đưa ra chỉ tiêu sau 5 năm tới phải có một khu công nghệ cao. Tuy nhiên, khu công nghệ cao này nên tập trung ở một xã, hoặc một huyện trọng điểm của thành phố. Khu này sẽ tổng hợp các loại sản phẩm nông sản kết hợp với chăn nuôi và thủy sản. Trong tờ trình đưa ra mục tiêu Hà Nội sẽ xây dựng 20 cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, 34 cơ sở chế biến và bảo quản, 50 mô hình trình diễn và 3 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì phải xem xét lại số lượng. "Nên chọn chất lượng thay vì số lượng. Số lượng này chưa thể hiện mối quan hệ hợp lý giữa chỉ tiêu với chất lượng, diện tích”, bà Thùy khẳng định. Thay mặt UBMTTQ thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Bùi Anh Tuấn ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học. Những ý kiến đóng góp trên sẽ được Mặt trận thành phố tổng hợp gửi tới Thành ủy, HĐND trước kỳ họp thứ 13 của HĐND thành phố. N. Phượng |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;