Học tập đạo đức HCM

Từ tay trắng thành tỷ phú nhờ mê.. cam sành

Thứ hai - 27/06/2016 21:06

Từ tay trắng thành tỷ phú nhờ mê.. cam sành

Từ tay trắng, anh Phạm Hoàng Lộc (ngụ ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã “liều mình” vay vốn, thuê đất trồng cam sành và tạo lập nên sự nghiệp vững chắc.

Bén duyên với đất

Xuất thân trong gia đình làm nông nên từ nhỏ anh Lộc đã quá quen với việc làm vườn. Lớn lên, anh thi đậu ngành sinh học (Trường Đại học Cần Thơ), thời gian này anh xác định việc học chỉ để lấy kiến thức, sau đó anh sẽ đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, trong quá trình học tập tại trường, anh Lộc lại “bén duyên” với ngành nông nghiệp.

 

Anh Lộc bên vườn cam 75.000m2 đang cho trái chuẩn bị thu hoạch. Ảnh: Chúc Ly

Khi vẫn đang ngồi trên ghế giảng đường, anh Lộc đã vay mượn tiền rồi hùn vốn với 3 sinh viên trong lớp mua một vườn cam lá (cam mới trồng, chưa ra trái) diện tích 0,7ha, với giá 75 triệu đồng để vừa học vừa có nơi thực nghiệm. Sau đó, anh và các bạn cùng nhau chăm sóc hơn 1 năm rồi bán lại cho người khác với giá 200 triệu đồng.

“Cũng từ đó, tôi bắt đầu yêu thích và đam mê với nghề nông, đặc biệt là với cây cam sành. Để có kiến thức về cây cam sành như ngày hôm nay, tôi phải bỏ công sức tìm tòi, nghiên cứu và nhờ thầy cô giải đáp, hướng dẫn. Tôi cũng không nhớ mình đã đọc bao nhiêu tài liệu về điều kiện khí hậu, đất đai, cách chọn cây giống, các loại bệnh thường gặp trên cây cam sành, cách xử lí trái nghịch vụ, phân bón…” – anh Lộc tâm sự.

Đến giữa năm 2010, khi vẫn còn là một cậu sinh viên năm thứ ba, chưa có gì trong tay, Lộc đã mạnh dạn mượn tiền của gia đình để hùn vốn với bạn mua một mảnh vườn có diện tích 18.000m2 để trồng cam sành. Sau đó, anh đã tách ra tự canh tác với diện tích 9.000m2.

Theo: danviet.vn

Tiếp đó, năm 2011, anh tiếp tục hùn vốn cùng bạn bè thuê một mảnh vườn tại xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, có diện tích 14.000m2 với giá 470 triệu đồng trong 8 năm, sau đó anh hợp đồng thuê lại từ bạn mình mảnh vườn này với giá 590 triệu đồng để tự canh tác. Với 14.000m2 trồng cam sành và áp dụng nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật mình học được, đến nay anh Lộc đã thu về hơn 3 tỷ đồng. Năm 2013, khi các diện tích vườn khác đã đi vào ổn định và cho thu nhập thường xuyên, anh Lộc lại mạnh dạn thuê 75.000m2 đất ruộng ở xã Phú An (huyện Châu Thành) để đầu tư trồng hơn 14.000 gốc cam cành, tổng chi phí gần 4,4 tỷ đồng. Theo anh Lộc, tháng 6 này anh sẽ thu hoạch vụ đầu tiên, ước tính khoảng 60 tấn trái.

Đam mê nhưng phải “tỉnh”

“Bạn bè cùng lớp có đứa đi làm trong bệnh viện, có đứa làm ở công ty, cũng có đứa không xin được việc đúng chuyên ngành thì đi làm công nhân. Chỉ riêng tôi không chọn cách đi xin việc làm, vì tôi xác định phải tự làm chủ mình, tự làm giàu bằng đam mê với cây cam sành”.

(Anh Phạm Hoàng Lộc) 

 

Khi được hỏi vì sao dám vay tiền để đầu tư lớn vào nông nghiệp khi chưa có gì vững chắc trong tay, anh Lộc bộc bạch: “Mình phải luôn tỉnh táo, khi đã xác định được đam mê thì phải quyết theo đuổi, đồng thời phải luôn học hỏi để tìm ra hướng đi đúng, thích hợp”.

Với kinh nghiệm hơn 7 năm “theo đuổi” cây cam sành, theo anh Lộc, để cam đạt năng suất cao như mong muốn thì đòi hỏi phải chăm sóc tỉ mỉ theo đúng quy trình tổng hợp từ khâu làm đất, chọn giống, bón phân, tưới nước… Trung bình một cây cam có thể đạt gần 70 kg quả/năm, 1ha nếu đầu tư tốt, năng suất đạt gần 90 tấn trái. Thông thường, cây trồng khoảng 4 năm là giảm năng suất nhưng chăm sóc kỹ, đúng kỹ thuật có thể “ăn” tới hơn 10 năm.

Anh Lộc chia sẻ, nếu phun thuốc vào ban ngày thì côn trùng né ánh nắng, núp mặt sau của lá, khi lá đóng lại, ánh nắng chiếu xuống sẽ mất đi tác dụng của thuốc. Còn phun thuốc khi trời mát hoặc ban đêm, côn trùng bò ra ngoài kiếm ăn, lá mở ra thuốc dễ hấp thụ vào lá sẽ hiệu quả, tiết kiệm hơn. “Ngoài ra, khâu tưới nước, phun thuốc đều sử dụng cơ giới hóa bằng cách đưa máy móc thay thế con người. Với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào canh tác, chi phí mỗi vụ cam của tôi chỉ chiếm khoảng 20%” – anh Lộc cho hay.

Theo anh Lộc, hiện nay điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, người trồng cam phải theo dõi chặt vườn cam và áp dụng những biện pháp che chắn, hạn chế nắng nóng cho cây. Để hạn chế dịch bệnh, nhà vườn cần thiết kế bờ vườn cho hợp lý. Vùng này cây cam sành chủ yếu bị thối rễ do nấm nên cần chú ý để mực nước không quá gần bờ và xài nấm đối kháng để ngừa bệnh. 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay31,654
  • Tháng hiện tại224,747
  • Tổng lượt truy cập92,602,411
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây