Học tập đạo đức HCM

Việt Nam chưa tận dụng thế mạnh phát triển du lịch nông nghiệp

Thứ hai - 17/09/2018 21:13
Kết hợp nông nghiệp với du lịch là hướng đi nhiều nơi trên thế giới đã thành công. Tại Việt Nam, đây là một hướng đi cũng hình thành từ nhiều năm, nhưng vẫn còn rất manh mún, chưa phát triển được kinh tế du lịch từ thế mạnh nông nghiệp của từng địa phương.

Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, loại hình sản phẩm nông nghiệp truyền thống rất thu hút du khách tham gia như tour du lịch mùa lúa chín ở làng cổ Ðường Lâm (Hà Nội), thăm mô hình làng quê Yên Ðức (Quảng Ninh), tham quan làng tranh dân gian Ðông Hồ (Bắc Ninh), nông trường Mộc Châu (Sơn La), làng rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam), hay du lịch miệt vườn, chợ nổi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long…

Mặc dù đã manh nha du lịch miệt vườn từ lâu và rất hiệu quả thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm thực tế và mua sắm làm quà, tuy nhiên, kỹ năng về làm du lịch vẫn còn là một địa hạt mơ hồ với người nông dân.

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Lữ hành, Tổng cục Du lịch cho rằng, nhiều nước trên thế giới đã kết hợp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp truyền thống với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường để cung cấp dịch vụ tham quan, trải nghiệm cho du khách. Việt Nam có một số mô hình gọi là du lịch miệt vườn nhưng chưa được định hướng đầy đủ. Hầu hết các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, đơn điệu, trùng lặp; sản phẩm chưa thật sự hấp dẫn và chưa được chú trọng về thương hiệu.

“Phần lớn sản phẩm mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản mà chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách cũng như tăng khả năng chi tiêu từ khách qua khai thác các dịch vụ bổ trợ khác. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông nghiệp cũng chưa được đầu tư hoàn chỉnh...Vì thế, ngành du lịch cần phải định hướng lại để tận dụng thế mạnh khai thác lĩnh vực du lịch nông nghiệp, thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam hơn nữa”, ông Phương nói.

TS Nguyễn Duy Lượng

TS Nguyễn Duy Lượng, Phó chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cho biết, dù chúng ta có tiềm năng về du lịch nông nghiệp nhưng nhìn chung còn phát triển một cách lẻ tẻ, chưa có sự liên kết mật thiết giữa những người làm nông nghiệp du lịch với nhau để tạo nên một hệ thống chuẩn.

Do đó, để thúc đẩy du lịch nông nghiệp, theo TS Nguyễn Duy Lượng, cần phải tạo mối liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa hợp tác xã, chủ trang trại và đặc biệt doanh nghiệp với người dân để phát triển du lịch gắn kết nông nghiệp, giúp người nông dân vừa thu hoạch hiệu quả, vừa giữ gìn được văn hóa vùng miền, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

Tại buổi chia sẻ “Kỳ tích xanh – chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp du lịch Đài Loan - Việt Nam” diễn ra chiều 12-9 tại Hà Nội, ông Ngô Quốc Khang, đại diện tại Việt Nam của Hiệp hội Phát triển Nông trại Du lịch Đài Loan cho biết, du lịch trải nghiệm nông nghiệp đang mở ra cơ hội tăng thu nhập cho người nông dân. Ngành du lịch nông nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đã phát triển mạnh hơn 30 năm nay. Những người nông dân tại đây đã có nhiều cách làm để thu hút khách du lịch. Nông nghiệp du lịch Đài Loan gia tăng trung bình 4 lần đến 16 lần thu nhập từ cùng một diện tích đất nông nghiệp so với sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Mô hình trang trại Hoa Lộ - Đài trồng 400 loài hoa.

Đài Loan có nhiều khu vực du lịch nông nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng cụm kinh tế và các trang trại du lịch tư nhân như trang trại Bò Bay phục vụ cả trẻ em vui chơi, phục vụ nghỉ dưỡng cho người già; mô hình trang trại Hoa Lộ - Đài trồng 400 loài hoa vừa bán, vừa chế tạo thành tinh dầu thu hút khách du lịch; nông trại Tiểu ốc tại Đài Loan cũng giúp du khách được tự tay trải nghiệm các công đoạn làm nghề truyền thống như: làm đồ sứ, làm các loại dầu, hái chè…

Theo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, nhu cầu du khách muốn tham quan, trải nghiệm du lịch nông trại, miệt vườn hàng năm tăng đều từ 20 tới 30%. Nhưng thời gian qua, phần lớn các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát và không được chú trọng về hệ thống thương hiệu. Việt Nam có nhiều lợi thế, thiên nhiên ưu đãi nhưng việc tận dụng thế mạnh đó thế nào để giữ chân du khách, phát triển kinh tế mà vẫn giữ bản sắc nông nghiệp vùng miền là bài toán không dễ với ngành du lịch Việt Nam.

LAM NGỌC/nhandan.com.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại241,496
  • Tổng lượt truy cập85,148,532
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây