Học tập đạo đức HCM

"Vua đặc sản” dưới chân núi Tam Đảo

Chủ nhật - 16/08/2015 00:03
Trang trại con đặc sản của ông Sinh toàn những loài muông thú quý hiếm, mà tưởng chỉ có vào rừng mới may ra bắt được, nào lợn rừng, nào hươu sao, rồi đà điểu, nhím, dúi… đủ cả.

Xuất thân là một cán bộ khuyến nông với thâm niên 10 năm trong nghề, có lợi thế được đi nhiều, biết nhiều về các mô hình chăn nuôi. Rồi tới một ngày “đẹp trời”, ông Khổng Văn Sinh đã “giã từ” nghề khuyến nông để đi chăn nuôi các con đặc sản và giờ đã được nhiều người phong là “Vua đặc sản”. 

'Vua đặc sản” dưới chân núi Tam Đảo - 1

Trang trại con đặc sản của ông Sinh nằm ở thôn Đền Thõng, xã Đại Đình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

“Doanh trại” của nhưng con đặc sản

Đến khu du lịch Thiền viện Trúc Lâm, hỏi người dân đường tới trang trại của ông Sinh không ai không biết, nhiều người ở đây bảo, không chỉ là trang trại đâu mà là một “doanh trại” đó. Gọi là “doanh trại” quả không ngoa bởi phía ngoài quả đồi được ông bao bọc bởi lớp dây thép chắc chắn, tiếp đến là lớp cây xanh, cây sắn, lộc vừng xen kẽ nhau với nhưng tầng lá xanh ngắt. Phía trong đồi được thiết kế chia thành các khu chăn thả những con đặc sản.

Ấy thế mà khi tiếp chuyện chúng tôi, ông chỉ khiêm tốn, nhỏ nhẹ nói: “Trang trại của tôi còn kém xa lắm với các trang trại mà tôi đã từng tham quan. Hiện tại tôi mới chỉ chăn nuôi có 3 loại chính là lợn rừng, gà thịt và hươu. Cũng cần phải cố gắng hơn nữa thì mới thực hiện được đam mê chăn nuôi đặc sản của mình”. Theo ông Sinh, nhiều người cứ tưởng nuôi con đặc sản khó, nhưng thực tế cũng không khó lắm, bởi với đặc tính thích nghi với tự nhiên, nên chúng ít mắc bệnh. Thức ăn thì dễ tìm bởi chỉ cần các loại lá sắn, lá mít, rau củ, quả và một ít thức ăn tinh bột như ngô, sắn. Đây là loại thức ăn chăn nuôi vừa rẻ lại dễ kiếm tại vùng quê ông. Những thức ăn chiếm 70% là thức ăn tự nhiên nên con vật chăn nuôi vừa cho sản phẩm sạch mà quá trình chăn nuôi cũng thuận lợi, hiệu quả hơn.

Ông Sinh khởi nghiệp nuôi con đặc sản từ năm 2004, khi ông bỏ ra 200 triệu đồng để đầu tư một trang trại chăn nuôi rộng tới 11ha. Và những con đặc sản đầu tiên được ông nuôi là nhím, dúi. Rồi ông thấy, những con đó tuy ngon, bán được giá nhưng số lượng lại không được nhiều, nên chỉ có cách phải đa dạng các loài vật nuôi mới mong làm giàu được. Sau đó, 1 năm ông đã lặn lội vào tận Thanh Hóa để mua được hai con hươu sao về nuôi thử. Mỗi con hươu chỉ nặng có 1kg nhưng có giá 15 triệu đồng/con.

Đến năm 2006, không tìm được thị trường thuận lợi, thời tiết lại thất thường nên ông Sinh dừng lại việc nuôi dúi và nhím. Ông quyết bán hết hai loại đặc sản này và chỉ đầu tư để nuôi thêm 5 con hươu, 20 con lợn rừng, 2.000 con gà đồi đẻ trứng. Cũng từ đó, nghề chăn nuôi của ông Sinh có hiệu quả cao nên số lượng con đặc sản luôn tăng qua từng năm.

Ông Sinh cho biết: “Sau khi đã nuôi thử khá nhiều loại con đặc sản từ đà điểu, nhím, dúi, tôi thấy lợn rừng là một trong những con đặc sản có thị trường tiêu thụ tốt nhất. Những con vật khác có giá bán cao không phải ai cũng có điều kiện mua”.

Sau một thời gian “tái cơ cấu” lại đàn đặc sản, hiện trang trại của ông Sinh có 10 con hươu, gần 200 con lợn rừng, 5.000 con gà lai và gà Dabaco. Mỗi năm ông xuất chuồng 2 lứa lợn rừng, trong đó, lợn để bán làm con giống có giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg.

Đối với con đà điểu, ông cho biết, ông là một trong 2 người đã mạnh dạn đi đầu làm điểm nuôi thử nghiệm 12 con đà điểu Úc và Nam Phi được mua của Viện Chăn nuôi. Sau 9 tháng nuôi thử nghiệm trọng lượng cả hai giống đà điểu đạt trên 106kg/con. Với giá bán từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí cho lãi từ 1-1,5 triệu đồng/con và hiện ông đang dự kiến tiếp tục mở rộng đàn đà điều. Riêng hươu sao, mỗi năm cũng cho thu khoảng 2kg nhung hươu, với giá bán 2-2,5 triệu đồng/lạng và trở thành thứ đặc sản quý hiếm. Tại trang trại đang có 5 con trong thời gian khai thác, một số con đang bước vào thời điểm sinh sản.

Mô hình chăn nuôi- du lịch

Với lợi thế nằm ở vùng khí khâu 4 mùa mát mẻ, lại gần các khu du lịch Tây Thiên, Thiền Viện, Tam Đảo. Mỗi năm vào mùa nóng, khách du lịch đổ về rất nhiều, nhu cầu ăn uống của họ cũng ngày một tăng cao hơn, nên ông Sinh đang ấp ủ tham vọng xây dựng chuỗi mô hình chăn nuôi- du lịch.

“Tôi luôn có suy nghĩ, tại sao quê mình có nhiều điều kiện thuận lợi như vậy mà không phát triển thêm chăn nuôi các loại đặc sản quý hiếm để phục vụ khách du lịch. Biến loài chăn nuôi đó thành một đặc sản chỉ có ở Tam Đảo”- ông Sinh tâm dự.

Nghĩ là làm, ông Sinh đã vay vốn xây dựng một nhà hàng để tạo đầu ra cho sản phẩm lợn rừng sạch của chính trang trại nhà mình. Giờ đây, ông đã đầu tư cả hệ thống ống dẫn nước từ suối về để cho lợn uống, cũng là để thực khách được tận mắt chứng kiến, lợn của ông ăn uống sạch như thế nào.

Biết được tâm lý của nhiều du khách chỉ thích ăn đồ tươi, có nguồn gốc, nên ông Sinh đã xây dựng các khu chuồng nuôi nhốt các con đặc sản ngay gần nhà hàng để khách khi ghé thăm trang trại, cũng sẽ được chọn lựa những con đặc sản phù hợp để đưa ra nhà hàng làm thịt phục vụ du khách. Ngoài ra khách có thể lựa chọn những con đặc sản đem về làm quà cho người thân.

Nói về mô hình trang trại kiểu mới, ông Sinh cho biết: “Tôi đã từng tham quan các miệt vườn cây ăn quả trong miền Tây. Họ đã làm được việc phát triển du lịch gắn với trồng cây ăn quả. Tôi nghĩ người dân quê tôi cũng có thể làm được một mô hình chăn nuôi con đặc sản kết hợp với du lịch để quảng bá thương hiệu vùng quê Tam Đảo”.

Hiện ông đang liên hệ xin hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc để mở rộng trang trại, liên kết sản xuất với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để có thể thành lập được một hợp tác xã sản xuất chăn nuôi, từ đó phục vụ việc nhân giống cho bà con trong vùng.

Theo Hồng Vũ (Trang Trại Việt)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại282,464
  • Tổng lượt truy cập92,660,128
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây