Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu nông sản đứng trước cơ hội lập những kỷ lục mới

Chủ nhật - 18/03/2018 11:54
Những tháng đầu năm 2018, xuất khẩu nông lâm sản vẫn duy trì sự tăng trưởng tốt. Nhiều mặt hàng nông sản chính đang có tốc độ tăng trưởng khá với hai con số. Sự khởi đầu sáng sủa này có thể đưa nhiều mặt hàng nông sản lập những kỷ lục mới.
Vậy ngành nông nghiệp sẽ tận dụng, nắm bắt thị trường như thế nào để có thể hoàn thành và thậm chí vượt chỉ tiêu Chính phủ giao?

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2018, sau khi tăng trưởng cao hơn dự đoán trong năm 2017, nền kinh tế thế giới có khả năng sẽ duy trì được đà hiện nay và đạt mức tăng 3% trong năm 2018 khiến nhu cầu tiêu thụ của hầu hết các thị trường tiếp tục tăng. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu; trong đó, có mặt hàng nông, lâm, thủy sản. 

Trái ngược so với những tháng đầu năm trước, năm nay, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đang có những tín hiệu rất tích cực, không chỉ về số lượng xuất khẩu gạo mà giá gạo của Việt Nam cũng đang cao hơn Thái Lan. 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, giá xuất khẩu gạo có xu hướng tăng nhờ chất lượng gạo Việt Nam được nâng cao. Trước đây, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo thường như IR 50404, nhưng nay chủ yếu là gạo nếp, gạo thơm, jasmine… Năm 2017, trong cơ cấu gạo xuất khẩu 81% là gạo chất lượng cao. 

Dự báo thời gian tới, nguồn cung gạo thế giới giảm, trong khi nhu cầu tăng. Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhận định, năm 2018, Việt Nam có khả năng xuất khẩu được 6,5 triệu tấn gạo, tăng 700.000 ngàn tấn so với năm qua. Để giữ vững giá trị gạo Việt Nam trong xuất khẩu, cơ cấu gạo chất lượng cao vẫn chiếm chủ yếu, gạo thường không quá 20% trong xuất khẩu. 

Về lâm sản, để có thể đạt kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm nay 9 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm 2017 sẽ cần khoảng 34 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Với nguồn cung gồm: gỗ khai thác rừng trồng tập trung khoảng 18-19 triệu m3, gỗ nhập khẩu khoảng 9 triệu m3; còn lại là gỗ cao su và gỗ rừng trồng phân tán 6 triệu m3. 

Về thị trường xuất khẩu đồ gỗ, Việt Nam sẽ giữ vững và phát triển tại các thị trường truyền thống xuất khẩu như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đáng chú ý là vẫn tập trung vào Mỹ, bởi năm nay Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường này. Nhiều đơn hàng đến năm 2020, nhưng doanh nghiệp Trung Quốc đã rút nên đây là lợi thế cho Việt Nam mở rộng ở thị trường Mỹ. 

Đặc biệt, năm nay, Việt Nam sẽ thúc đẩy nhanh ký kết Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA/FLEGT với EU, ký kết hiệp định song phương với Nga, Australia, Hàn Quốc để mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam; thúc đẩy hợp tác lâm nghiệp và thương mại được liệu với Trung Quốc. 

Tuy nhiên, để nắm tốt các cơ hội này, theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam cần chủ động được nguồn gỗ trong nước. Điều này vừa giúp giảm giá thành vừa minh bạch nguồn gốc gỗ. Trong khi việc truy suất nguồn gốc sản phẩm còn khó khăn, doanh nghiệp mới tập trung sản xuất, chưa chú ý nhiều đến nguồn gốc gỗ nên cần nhân rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với hộ trồng rừng. 

Tổng cục Lâm nghiệp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, diễn đàn thương mại, đẩy mạnh phân loại doanh nghiệp để hỗ trợ trong giải trình nguồn gốc gỗ sao cho nhanh và hiệu quả nhất. 

Đồng thời thúc đẩy, khuyến khích thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, từng bước cung cấp gỗ nguyên liệu có chứng chỉ cho hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ cho xuất khẩu; nhập khẩu gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp. 
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Nhà máy chế biến đông lạnh cá tra của Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa Quốc gia (IDI). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

 

 

Thủy sản cũng là nhóm mặt hàng được xem sẽ đem về kim ngạch xuất khẩu lớn với sự tăng trưởng cao. Tổng cục Thủy sản đang tập trung tháo gỡ khó khăn trong thực thi phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở các thị trường EU, Mỹ; Luật Nông trại (Farm Bill) đối với cá tra nhằm giữ được thị phần thủy sản ở các thị trường này. 

Trong thủy sản, mặt hàng được kỳ vọng mang kim ngạch lớn nhất là tôm. Ngay từ đầu năm, giá tôm vẫn có xu hướng nhích nhẹ. Nhiều thị trường, điển hình là EU đang e ngại tôm Ấn Độ vì nhiễm kháng sinh nên đây là cơ hội cho Việt Nam tiếp tục phát triển thị trường tôm. 

Năm 2017, Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất (57%) trong số các thị trường chính nhập khẩu tôm Việt Nam. Với nhu cầu liên tục tăng, cùng với đồng NDT ổn định và Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu đối với tôm đông lạnh sẽ có lợi cho các nhà cung cấp tôm của Việt Nam. Dự báo, với đà tăng trưởng này, Trung Quốc có khả năng vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường lớn thứ hai của tôm Việt Nam trong quý 1/2018. 

Để tránh những lỗi thường mắc phải trong nuôi trồng thủy sản như dư kháng sinh, môi trường…, Tổng cục Thủy sản cho biết, Tổng cục sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương quan trắc, cảnh báo môi trường, kiểm soát dư lượng, đồng thời hướng dẫn nuôi tự kiểm soát. Cá tra sẽ được quản lý chặt chẽ vùng nuôi để xây dựng vùng nguyên liệu, giảm bớt các rào cản quốc tế. 

Tuy chăn nuôi chưa mang về kim ngạch xuất khẩu lớn so với các nông sản khác, nhưng với việc đánh dấu mốc đã xuất khẩu được thịt gà sang Nhật Bản, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhìn nhận, cần nghiên cứu kỹ thêm về gà. Thái Lan chú trọng chăn nuôi gà vì ít ô nhiễm, gà nuôi nhanh. Bên cạnh đó, những năm qua, chăn nuôi gà cũng rất phát triển và được thị trường hấp thụ tốt. 

Từ việc xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản, Cục Chăn nuôi đang tiếp tục xây dựng một số chuỗi cung ứng để phát triển sang thị trường này. Do vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu, xúc tiến thương mại các sản phẩm gà chế biến - ông Vân đề nghị. 
 

 

Bích Hồng (TTXVN)
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập803
  • Hôm nay66,934
  • Tháng hiện tại803,044
  • Tổng lượt truy cập93,180,708
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây