Học tập đạo đức HCM

Yên Bình bứt phá ngoạn mục

Thứ hai - 23/07/2018 05:56
Sau 10 năm sáp nhập về Thủ đô, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất đã nhận được những chính sách đầu tư thiết thực từ TP và huyện. Đây chính là nguồn lực giúp địa phương bứt phá trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Yên Bình trước đây vốn là một xã miền núi thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ngày 1/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội Khóa XII về điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội, xã Yên Bình được tách khỏi huyện Lương Sơn và nhập vào huyện Thạch Thất.
Hiệu quả từ chính sách
Ông Nguyễn Giáp Dần - Chủ tịch UBND xã nhớ lại, trước đây nhắc đến Yên Bình, người ta nghĩ ngay tới một xã miền núi khó khăn, giao thông trên 90% là đường đất, lầy lội vào mùa mưa, giao thông bị chia cắt, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì. Hệ thống mương máng hoàn toàn chưa được đầu tư xây dựng; trường học; trạm y tế; nhà văn hóa chủ yếu là nhà cấp bốn đã xuống cấp trầm trọng; hệ thống điện do Nhân dân tự đóng góp xây dựng nên chất lượng không cao, có thôn còn không có điện.
Tuy nhiên, từ khi được sáp nhập về Hà Nội, thuộc địa bàn huyện Thạch Thất, xã đã được TP và huyện hết sức quan tâm trên tất cả các lĩnh vực. Giai đoạn 2008 – 2017, xã Yên Bình đã được đầu tư hơn 200 tỷ đồng cho 22 công trình như trường học, trạm y tế, giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa… Các chính sách, dự án đối với xã miền núi được phân cấp cho xã làm chủ đầu tư thực hiện tốt. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách ưu tiên về phát triển kinh tế được xã triển khai hiệu quả, như việc hỗ trợ khoa học kỹ thuật, cây con giống, phân bón trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thực hiện chính sách chuyển đổi vườn tạp và đồi cho thu nhập thấp sang trồng bưởi, thanh long ruột đỏ, các loại cây ăn quả, rau an toàn…
Cùng với phát triển kinh tế, công tác xóa đói giảm nghèo được đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để các hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất, với tổng dư nợ hàng năm trên 10 tỷ đồng. Chỉ tính từ năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, xã đã tặng 19 con bò sinh sản cho 19 hộ, sửa 4 nhà xuống cấp cho hộ nghèo. Đặc biệt, hàng năm mở các lớp dạy nghề cho lao động trên toàn xã. Trong 10 năm qua, xã đã mở được 46 lớp dạy nghề, giải quyết việc làm cho 726 người trong độ tuổi lao động.
Những con số ấn tượng
Từ sự đầu tư có trọng điểm của TP và huyện, kết hợp lồng ghép nhiều chương trình mục tiêu quốc gia,... đã giúp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã năm sau luôn cao hơn năm trước và vượt kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân mỗi năm là 180 triệu đồng/ha/năm. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4% thì đến năm 2016 đã tăng lên thành 12,5%; thu nhập bình quân đầu người năm 2007 chỉ đạt 9 triệu đồng/người/năm, nhưng đến cuối năm 2017 đã tăng lên 42 triệu đồng/người/năm.
Một trong những con số ấn tượng nhất phải kể đến tỷ lệ hộ nghèo. Nếu như tỷ lệ hộ nghèo năm 2007 là 14,2%, thì đến nay giảm xuống chỉ còn 2,06%. Hiện, 100% các thôn trong xã đạt danh hiệu làng văn hóa và đều được hòa mạng internet. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa tinh thần của người dân cũng được nâng cao. 10/10 thôn của xã đều có đội cồng chiêng, tạo sân chơi vui tươi, lành mạnh cho người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đáng ghi nhận nhất là xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới và được TP công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. 
Theo: Phương Nga/kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập538
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm537
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại847,548
  • Tổng lượt truy cập92,021,277
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây