Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang: Một ông nông dân trồng sâm nam "bảo bối", mọc như bụi rậm, 5 năm mới được đào củ, bán giá 1,5-2 triệu/kg

Thứ hai - 28/12/2020 02:25
Trong những năm gần đây cây sâm nam núi Dành, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang được ông Thân Hải Đăng ở thôn Đồng Sen, xã Việt Lập tâm huyết gìn giữ, bảo tồn duy trì nhân giống trồng hơn 3.000 gốc, giúp hàng chục gia đình tại địa phương cùng làm giàu.

Ông Thân Hải Đăng chia sẻ, cây sâm nam trồng dưới chân núi Dành, là loại cây dược liệu quý hiếm, củ có vỏ màu vàng nhạt, ruột có vị ngọt thanh mát và thơm dịu.

Theo ông Thân Hải Đăng, củ sâm nam đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ ốm yếu. Người bị cảm, sốt cao, hay bị nhiệt miệng chỉ cần đun nước củ sâm nam uống sẽ giúp hạ nhiệt nhanh, không cần dùng thuốc.

Bắc Giang: Một ông nông dân trồng sâm nam "bảo bối", mọc như bụi rậm, 5 năm mới được đào củ, bán giá 1,5-2 triệu/kg - Ảnh 1.

Ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) đang chăm sóc vườn sâm nam của gia đình.

Củ sâm nam tươi thường dùng để ngâm rượu hoặc đun nước uống, hoa sâm nam sao khô dùng làm trà rất tốt.

Gia đình ông Đăng có 1 gốc sâm nam được trên 60 năm tuổi do bố mẹ ông trồng trong vườn nhà. Qua đọc báo, xem truyền hình tìm hiểu về tác dụng của cây sâm, ông Đăng quyết định nhân giống bảo tồn giống sâm nam của gia đình.

Ban đầu, ở góc vườn gia đình ông trồng nhân giống chỉ được vài chục cây sâm nam, thì hiện nay gia đình ông đã nhân được gần 4.000m2 đất trồng với hơn 3.000 gốc cây sâm nam. 

Thời gian trồng cây sâm nam khoảng từ 5 năm trở lên, cây sâm sẽ cho củ thành phẩm với giá bán 1,5 - 2 triệu đồng/kg.

Cây sâm nam thuộc dạng cây thân leo, bò, sinh trưởng chậm, rất dễ chăm sóc. Để nhân giống sâm, theo ông Đăng chỉ cần lấy bầu đất (có thể dùng vỏ hộp sữa giấy) bọc vào nhánh dưới gốc cây sâm và tưới nước đều đặn hằng ngày.

Sau một thời gian kiểm tra thấy nhánh cây ra rễ thì cắt bầu đem xuống trồng dưới đất, cứ như vậy, sẽ có những bầu cây sâm giống. 

Bắc Giang: Một ông nông dân trồng sâm nam "bảo bối", mọc như bụi rậm, 5 năm mới được đào củ, bán giá 1,5-2 triệu/kg - Ảnh 2.

Theo ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), để nhân giống sâm nam, chỉ cần lấy bầu đất (có thể dùng vỏ hộp sữa giấy) bọc vào nhánh dưới gốc cây sâm và tưới nước đều đặn hằng ngày.

Tuy nhiên, với phương pháp nhân giống tự phát này, tỷ lệ cây sâm nam sống chỉ đạt khoảng 50%. Năm 2016, UBND huyện Tân Yên, Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây sâm núi Dành phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.

Qua đó gia đình ông Thân Hải Đăng được các chuyên gia của Viện Di truyền Nông nghiệp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, chăm sóc nên tỷ lệ cây sâm sống đạt tuyệt đối.

Là trưởng thôn Đồng Sen, ông Thân Hải Đăng đã gương mẫu, đi đầu dồn đổi 4 ha đất ruộng về vườn đồi gần nhà. Trong đó, gia đình ông dành 1,2 ha đất đào ao thả cá, chuyên nuôi cá rô phi đơn tính; phần diện tích còn lại ông trồng cây sâm nam và cây ăn quả lâu năm. 

Dưới tán cây ăn quả, gia đình ông chăn nuôi thêm lợn và gia cầm…Hằng năm, sau khi trừ các chi phí chỉ riêng cây sâm nam đã mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng cho gia đình...

Bắc Giang: Một ông nông dân trồng sâm nam "bảo bối", mọc như bụi rậm, 5 năm mới được đào củ, bán giá 1,5-2 triệu/kg - Ảnh 3.

Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NNPTNT), Trung tâm KNQG, huyện Tân Yên thăm mô hình trồng sâm nam của gia đình ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang).

Ông Nguyễn Thế Huy - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Yên cho biết, hiện có nhiều hộ dân trong thôn đã học tập, làm theo mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp của gia đình ông Đăng như: Đào ao nuôi cá, trồng cây rau màu, chăn nuôi gia cầm dưới tán cây lâu năm; trồng và nhân giống cây sâm nam cho thu nhập mỗi năm hằng trăm triệu đồng.

Là người góp phần bảo tồn nguồn gen, nâng cao giá trị cây sâm nam ông Thân Hải Đăng mong các cơ quan, ban ngành có nhiều chính sách hỗ trợ về quy hoạch, nguồn gen, và thị trường tiêu thụ giúp người dân phát triển nhân rộng cây thảo dược quý hiếm này tại địa phương.

Theo Thanh Thúy (TTKN QG)/danviet.vn
https://danviet.vn/bac-giang-mot-ong-nong-dan-trong-sam-nam-bao-boi-moc-nhu-bui-ram-5-nam-moi-duoc-dao-cu-ban-gia-15-2-trieu-kg-20201228002111381.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay28,950
  • Tháng hiện tại941,496
  • Tổng lượt truy cập93,319,160
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây