Học tập đạo đức HCM

"Chết mê" giống gà ta Gò Công trứ danh lục tỉnh Nam Kỳ, lão nông U70 gắn "sao" lên đàn gà

Thứ năm - 03/09/2020 19:14
Chết mê, chết mệt với giống gà ta ở Gò Công (Tiền Giang) từ thuở thiếu thời, bằng những nỗ lực vượt bậc, đến cuối đời lão nông này mới gắn được 4 sao OCOP cho giống gà này.
Lão nông U70 gắn 4 sao lên vai đàn gà ta Gò Công - Ảnh 1.

Lão nông Hai Kiệt hướng dẫn nhận diện gà ta Gò Công.

Khi mùa dịch Covid "dễ thở", chúng tôi bàn nhau về xứ Gò Công thăm lão nông Hai Kiệt (Nguyễn Quốc Kiệt, thị xã Gò Công, Tiền Giang), người đã có công lớn nâng chất giống gà ta miệt Gò Công lên tầm 4 sao OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm).

Hiện, lão nông Hai Kiệt đang là giám đốc HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công.

Ông sinh ra và lớn lên trên vùng đất cửa biển này. Thuở thiếu thời, ông Hai Kiệt chết mê, chết mệt với con gà ta mà nuôi cả một đàn.

Theo lão nông Hai Kiệt, mặc dù lúc bấy giờ chất lượng gà ta ở Gò Công đã trứ danh lục tỉnh Nam Kỳ, nhưng nếu kỹ tính khi ăn vẫn nhận thấy thịt hơi cứng, ít thơm, trọng lượng thấp và gà mái không đẻ sai (70 trứng/năm).

Nhận thấy những hạn chế này, ông Hai Kiệt quyết định phải nghĩ cách lai tạo để nâng phẩm chất con gà ta Gò Công.

Theo đó, trước tiên ông cho lai giữa giống gà ta lông vàng với giống gà chọi Gò Công. Sau đó, từ giống gà lai tạo này ông lai tiếp với gà Rode Island Red (nhập từ Anh).

Từ đây, ông đã cho ra giống gà ta Gò Công hiện nay với ưu điểm khỏe mạnh, dễ nuôi, mau lớn, có sức đề kháng với dịch bệnh cao. Đặc biệt là giống gà lai tạo này cho chất lượng thịt thơm ngon, tăng trọng khá, năng suất đẻ trứng cao.

Mất hai năm trời lên bờ xuống ruộng, nghe nhiều phản đối, và để thị trường chấp nhận, ông Hai Kiệt mới có được giống gà ta Gò Công. Gà trống nuôi 100 ngày nặng 1,5-1,8 kg/con, còn gà mái nuôi 120 ngày nặng 1,4-1,8kg/con và đẻ 180 trứng/năm.

Để cho thịt gà đạt tiêu chuẩn dai mềm, thơm, lão nông Hai Kiệt dùng giải pháp kéo dài thời gian nuôi lên 4 tháng/chu kỳ thu hoạch và cho ăn thức ăn hỗn hợp, trong đó có 10% cỏ tươi băm nhuyễn.

Lão nông U70 gắn 4 sao lên vai đàn gà ta Gò Công - Ảnh 2.

Hướng dẫn quy trình nuôi gà ta Gò Công đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Theo ông Hai Kiệt, nếu nuôi theo cách truyền thống, thịt gà sẽ dai và hơi cứng. Nhưng kéo dài đủ 4 tháng nuôi thịt gà vẫn dai nhưng mềm hơn. Trong khi đó, để thịt gà thơm, da vàng óng hấp dẫn, ông còn cho bổ sung cỏ tươi trong hỗn hợp thức ăn.
Sau khi nhân tạo thành công giống gà ta Gò Công, ông đã tiến hành đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền "Gà ta Gò Công" vào năm 2014.

Giống gà ta Gò Công của lão nông Hai Kiệt đã được các cơ quan chuyên môn của tỉnh Tiền Giang kiểm tra, đánh giá và công nhận là giống mới có chất lượng, quản lý tốt và việc truy xuất nguồn gốc hết sức nghiêm ngặt.

Từ năm 2013, HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công bắt đầu chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị.

Hiện, các thành viên HTX đang thực hiện giải pháp "Chăn nuôi gà an toàn theo chuỗi giá trị".

"Mục tiêu của giải pháp là xây dựng mô hình chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn sinh học và an toàn thực phẩm, có thị trường tiêu thụ ổn định; tạo ra sản phẩm thịt gà Gò Công theo hướng hàng hóa gắn với thương hiệu độc quyền, chất lượng đồng đều, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng", ông Hai Kiệt chia sẻ.

Hiện HTX của ông Kiệt có 50 thành viên, trong đó 30 thành viên nuôi gà trực tiếp với đàn gà thường xuyên hơn 100.000 con.

Lão nông U70 gắn 4 sao lên vai đàn gà ta Gò Công - Ảnh 3.

Lão nông Hai Kiệt trong trại gà ta Gò Công.

"Mỗi năm, HTX nuôi được 2,5 đợt gà. Với số lượng 2.000 con gà/đợt, sau khi thu hoạch xuất bán mỗi thành viên đã có lãi hơn 20 triệu đồng", ông Hai Kiệt khẳng định.

Tại buổi công bố kết quả đánh giá và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang đầu năm 2020, sản phẩm gà ta Gò Công của HTX được cấp chứng nhận OCOP hạng 4 sao.

Theo Trần Đáng/danviet.vn
https://danviet.vn/chet-me-giong-ga-ta-go-cong-tru-danh-luc-tinh-nam-ky-lao-nong-u70-gan-sao-len-dan-ga-20200903111904912.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm193
  • Hôm nay13,525
  • Tháng hiện tại348,266
  • Tổng lượt truy cập92,725,930
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây