Học tập đạo đức HCM

Đan Phượng phấn đấu xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô

Thứ ba - 13/10/2020 00:31
HNP - Chiều 12/10, tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII, Đảng bộ Thành phố, đồng chí Trần Đức Hải, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng đã trình bày tham luận “Kết quả và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng, giai đoạn 2016-2020”.

Bí thư Huyện ủy Trần Đức Hải phát biểu tham luận tại Đại hội


Thực hiện chương trình xây dựng NTM và Chương trình 02-CTr/TU, năm 2015, Đan Phượng vinh dự là huyện đầu tiên của Thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Để tiếp tục thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020, Huyện ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề. Đồng thời, chỉ đạo UBND huyện ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, tập trung vào những nội dung trọng tâm:
 
Thứ nhất: đã chỉ đạo hoàn thành phê duyệt điều chỉnh quy hoạch NTM của 15/15 xã; chỉ đạo công tác lập quy hoạch chi tiết trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500 gắn với quy hoạch phát triển đô thị.
 
Thứ hai: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Huyện đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí đã huy động trong cả nhiệm kỳ là 2.482,994 tỷ đồng (Ngân sách là 2.251,171 tỷ đồng, doanh nghiệp 137,147 tỷ đồng, xã hội hóa và nhân dân đóng góp 94,676 tỷ đồng) để xây dựng các tuyến đường liên xã; đầu tư xây mới và nâng cấp thêm 65 nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, nâng tổng số nhà văn hóa thôn, cụm dân cư toàn huyện hiện nay là 119/120 nhà; triển khai lắp đặt dụng cụ thể thao ngoài trời tại 69 điểm vui chơi ở các thôn, xóm...

Thứ ba: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển các ngành nghề, tạo mặt bằng sản xuất, nâng cao thu nhập người dân. Xác định thế mạnh của huyện ven đô, với tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, huyện tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sản xuất hoa lan hồ điệp, rau hữu cơ, nấm với tổng diện tích là 52ha, diện tích nhà màng lưới 60ha. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được 575,7ha; diện tích trồng cây ăn quả 666ha, trong đó, chủ yếu là bưởi diện tích 500ha, thu nhập bình quân từ 500-650 triệu đồng/ha/năm.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi xa khu dân cư tại xã Phương Đình, Trung Châu, diện tích 35ha. Chỉ đạo 100% các hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012 và thành lập mới 7 hợp tác xã chuyên ngành. Các sản phẩm nông nghiệp được xây dựng nhãn hiệu sản phẩm như “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”, “Nông sản quê hương người gái đảm”; thịt lợn an toàn xã Trung Châu, nấm xã Đan Phượng, hoa ly Đan Phượng. Triển khai áp dụng hệ thống thông tin điện tử, sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tham gia các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp an toàn cho các siêu thị, trung tâm thương mại, trường học... trên địa bàn trong và ngoài huyện. Vì vậy, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản của huyện hiện nay giảm xuống còn 5,88% trong cơ cấu kinh tế nhưng giá trị nông nghiệp, thủy sản trên 1ha canh tác bình quân đạt 371 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp 1,25 lần so với năm 2015.
Cùng với việc tập trung lãnh đạo phát triển nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất phát triển làng nghề Liên Hà, Liên Trung diện tích 17ha; tiếp tục thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề xã Song Phượng, Hồng Hà, mở rộng cụm công nghiệp Đan Phượng (giai đoạn 2). Đến nay, toàn huyện có 1.044 doanh nghiệp đang hoạt động, 1.771 hộ sản xuất tập trung chủ yếu tại 5 cụm công nghiệp, 07 làng nghề, với diện tích trên 90,6ha, thu hút hàng vạn lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo nguồn thu ngân sách bền vững. Đồng thời, chỉ đạo duy trì và phát triển các nghề truyền thống đem lại giá trị kinh tế cao như sản xuất rượu, đậu, rau giá, nem phùng, kẹo lạc... Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại... phát triển đáp ứng nhu cầu giao dịch, lưu chuyển hàng hóa trong nhân dân.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, Huyện triển khai đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm. Huyện đã bố trí kinh phí từ ngân sách huyện để thực hiện kế hoạch năm 2020 có 107 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng. Trong đó, có khoảng 30 đến 50 sản phẩm tiêu biểu như: rau hữu cơ, nấm chất lượng cao, đông trùng hạ thảo, rượu, đậu, bưởi tôm vàng Đan Phượng, nước uống thảo dược, bánh gạo. dự kiến đạt 3 sao trở lên.
Thứ tư: Nâng cao chất lượng văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Hết năm 2019, toàn huyện có 49/52 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (đạt 94,2%) trong đó có 14 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Huyện có 15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (tăng 1 xã so với năm 2015). Triển khai thực hiện mô hình Bác sỹ gia đình đến toàn bộ các xã trong huyện. Đến nay, toàn huyện đạt 90,5% dân số tham gia bảo hiểm y tế (tăng 27,5% so với năm 2015). Đến nay, có 10/15 xã đạt chuẩn xã văn hóa NTM; 117/120 số làng, cụm dân cư đạt danh hiệu văn hóa (đạt 97,5%, tăng 25,9% so với năm 2015). Tỷ lệ hỏa táng đạt 60,38%.
 
Năm 2017, chỉ trong 6 tháng, Huyện đã chỉ đạo 15/15 xã hoàn thành việc đặt tên đường, gắn 38.900 biển số nhà và 3.806 biển chỉ dẫn công cộng; xây dựng 80 tuyến đường (25,85km) đường có hoa và hơn 1.000m2 tranh bích họa tại các xã. Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với Thương binh, gia đình Liệt sỹ, người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội; đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện nay giảm xuống còn 0,17%; trong đó, 7 xã không còn hộ nghèo. Trong 5 năm, đã giải quyết việc làm mới cho 15.897 lao động, vượt chỉ tiêu 5.897 lao động.
 
Thứ năm: Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; an ninh, quốc phòng được tăng cường. Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công đại hội các đảng bộ, chi bộ cơ sở và đại hội đảng bộ huyện lần thứ 24, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
 
Nhờ vậy, 5 năm qua Đan Phượng đã giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 9,63%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 61,2 triệu đồng/ người, gấp 2,1 lần năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,17%. Đến cuối năm 2019, toàn huyện có 9/15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, huyện phấn đấu hoàn thành 100% xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2020.
 
Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đan Phượng xác định xây dựng NTM vẫn là mục tiêu trọng tâm, là tiền đề để phát triển, xây dựng huyện Đan Phượng trở thành quận, vì vậy, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô gắn với các tiêu chí đô thị, xứng đáng là huyện đi đầu Thành phố về xây dựng NTM.

Theo Nhóm PV/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại317,224
  • Tổng lượt truy cập92,694,888
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây