Học tập đạo đức HCM

Giải 5 bài toán nông nghiệp bằng chuyển đổi số

Thứ bảy - 19/06/2021 01:48
Áp dụng phù hợp chuyển đổi số có thể tháo gỡ một cách hiệu quả những vướng mắc cơ bản trong sản xuất, tiêu thụ nông sản đang tồn tại hiện nay.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT-TT. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT-TT. Ảnh: Tùng Đinh.

Sáng 18/6, Hội nghị trực tuyến "Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn" do Bộ NN-PTNT và Bộ TT-TT cùng tổ chức. Tại hội nghị, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT-TT đã trình bày những hiệu quả của quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Chuyển đổi số là làm khác đi

Theo ông Nguyễn Huy Dũng: “Chuyển đổi số là làm khác đi, trước đây làm thế nào, thì bây giờ làm khác đi, nhờ dữ liệu và công nghệ số’. Định nghĩa đơn giản này được ông Dũng diễn giải thêm bằng câu chuyện về 2 người nông dân: truyền thống và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Nhờ áp dụng vào tất cả các giai đoạn trước, trong và sau vụ mùa, người nông dân thứ 2 đạt được hiệu quả vượt trội trong nông nghiệp, vừa nâng cao được năng suất, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiêu thụ thuận lợi.

Theo Thứ trưởng TT-TT, những thách thức hiện nay là làm sao để nâng cao hiệu quả, nâng cao hiệu năng, nâng cao thu nhập cho người nông dân. “Xét ở góc độ này, dư địa cho nông nghiệp phát triển đột phá trong giai đoạn tới là rất lớn. Nói không quá, nông nghiệp sẽ là yếu tố then chốt để kinh tế Việt Nam phát triển đột phá một cách bền vững”, ông Nguyễn Huy Dũng nói.

Theo đó, mục tiêu hiện nay ngắn gọn là làm sao người nông dân sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất. Chuyển đổi số nhằm phát triển nông nghiệp số là một trong những chìa khoá để thực hiện thành công mục tiêu này.

Trong nông nghiệp số, bên cạnh tư liệu sản xuất truyền thống, người nông dân sử dụng thêm tư liệu số, đó là dữ liệu số và công nghệ số. Vì vậy, người nông dân sẽ phải có thêm một số tri thức, kỹ năng về thương mại, công nghệ, sinh học chứ không chỉ đơn thuần là kỹ năng sản xuất.

Thay vì chỉ đơn thuần là “trông trời, trông đất, trông mây”, người nông dân sẽ “trông dữ liệu, trông dữ liệu và trông dữ liệu”. Thay vì chỉ đơn thuần mua giống cây, mua phân bón, người nông dẫn sẽ mua dữ liệu nữa. Và Nhà nước có thể giúp cho toàn bộ nông dân Việt Nam bằng cách tạo ra những dữ liệu cơ bản sẵn sàng và miễn phí.

Trong nông nghiệp số, bên cạnh bán nông sản, người nông dân có thể bán thêm cả sự trải nghiệm. Cách chúng ta nhìn nhận nên thay đổi, thay vì nhìn nhận chỉ là sản xuất nông nghiệp, hãy nhìn nhận thêm là kinh tế nông nghiệp, thay vì nhìn nhận chỉ là kinh tế nông nghiệp, hãy nhìn nhận thêm là kinh tế số nông nghiệp.

Thay vì chỉ tìm cách đáp ứng nhu cầu “ăn cho no” thì hãy đáp ứng thêm nhu cầu “ăn cho ngon” Thay vì chỉ giải quyết bài toán cho nhu cầu của số đông thì hãy đáp ứng thêm bài toán cho nhu cầu cá thể hoá, nhu cầu của nhóm nhỏ người dùng khác biệt. Chuyển đổi số, công nghệ số cho phép giải quyết vấn đề này. Đây chính là nông nghiệp số.

“Từ các góc nhìn trên, có thể thấy nông nghiệp số là một khái niệm vừa cũ, vừa mới. Nông nghiệp số là gì bản chất phụ thuộc vào việc chúng ta nghĩ thế nào và chúng ta làm thế nào. Vì vậy, những góc nhìn ở trên chắc chắn là chưa đầy đủ. Mỗi chúng ta có thể bổ sung thêm những góc nhìn nữa của bản thân mình”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định.

Chuyển đổi số có thể giải được nhiều bài toán hiện nay của nông nghiệp.

Chuyển đổi số có thể giải được nhiều bài toán hiện nay của nông nghiệp.

5 bài toán nông nghiệp

Theo ông Nguyễn Huy Dũng chuyển đổi số sẽ giúp chúng ta giải quyết một số bài toán cụ thể đặt ra đối với ngành NN-PTNT, bao gồm 5 vấn đề chính.

Thứ nhất là bài toán Việt Nam có số lượng hộ nông dân lớn, nhưng quy mô canh tác nhỏ, vốn đầu tư ít, thiết bị cũ, lạc hậu. Bài toán này dẫn đến điểm yếu là thiếu hợp tác, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc vào thương lái trung gian.

Chuyển đổi số có thể giải quyết bài toán bằng các sàn giao dịch điện tử, loại bỏ các khâu trung gian. Bên cạnh đó, cho phép thu thập dữ liệu về giá cả trên thị trường ở nhiều địa phương, quốc gia khác nhau, so sánh giá cả tự động, cập nhật với tần suất hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và thậm chí dự đoán giá cả trong tương lai.

Chuyển đổi số cũng cho phép người nông dân trong cùng một ngành hàng kết nối với nhau mà không phụ thuộc khoảng cách địa lý.

Bài toán thứ hai là người nông dân sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm định tính, ít dựa vào dữ liệu định lượng, gần như không có thông tin về các thông số trên chính vùng đất canh tác của mình như thời tiết, ánh sáng, lượng mưa hay khoáng chất .

Chuyển đổi số có thể giải quyết bài toán bằng cách có một nền tảng dữ liệu số nông nghiệp để người nông dân biết và khai thác tốt nhất lợi thế mình có. Cơ quan nhà nước có thể tạo ra dữ liệu hữu ích cho người nông dân bằng cách phân tích điều kiện đất đai, hình ảnh vệ tinh, dữ liệu thời tiết hay các yếu tố khác.

Thứ ba là bài toán về khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch mới chỉ làm ở quy mô nhỏ, thô sơ, dẫn đến nông sản bị hư hỏng nhanh, thời gian kéo dài ngắn, chất lượng khi đến tay người tiêu dùng bị suy giảm.

Chuyển đổi số có thể giải quyết bài toán bằng cách sử dụng các thiết bị cảm biến thu thập thông tin về môi trường bảo quản, sau đó tiến hành xử lý, phân tích. Dữ liệu sau khi phân tích sẽ được gửi lên màn hình thông báo cho các lái xe hoặc người quản lý kho theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

Chuyển đổi số có thể giúp truy xuất nguồn gốc nông sản, cho phép minh bạch hoá quy trình, tiêu chuẩn chất lượng nông sản.

Bài toán tiếp theo là thời gian vận chuyển chậm, chi phí vận chuyển cao, dẫn đến giảm tính cạnh tranh. Chuyển đổi số có thể giải quyết bài toán bằng cách kết nối với nhà giao vận, tối ưu hoá địa điểm kho hàng và lộ trình giao hàng.

Và bài toán cuối cùng, người nông dân vẫn còn chưa dễ dàng trong việc tiếp cận các khoản tín dụng phục vụ sản xuất.

Chuyển đổi số có thể giải quyết bài toán bằng cách triển khai mobile money cho phép người nông dân có thể dễ dàng tiếp cận tín dụng chỉ với chiếc điện thoại thông minh mà mình có. Thông qua các lịch sử giao dịch và tín dụng , người nông dân có khả năng tiếp cận những khoản vay với lãi suất phù hợp.

Nguồn tin: Tùng Đinh - Quang Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay52,000
  • Tháng hiện tại225,235
  • Tổng lượt truy cập88,903,569
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây