Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Nỗ lực đưa máy cấy vào trồng lúa, nông dân bớt cảnh còng lưng

Thứ hai - 02/11/2020 00:39
Những năm gần đây, TP.Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực tập trung hỗ trợ, khuyến khích phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, trong đó áp dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy được quan tâm hàng đầu.

Linh hoạt mô hình hỗ trợ

Là một trong những huyện đi đầu Hà Nội trong việc gieo mạ khay, cấy máy, ông Nguyễn Trọng Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết: Huyện xác định cơ giới hóa là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp và để khuyến khích nông dân áp dụng cơ giới hóa vào khâu gieo cấy, ngoài nguồn hỗ trợ của thành phố (50% giá trị máy cấy), ngân sách huyện còn hỗ trợ 10% giá trị máy cấy, ngân sách xã hỗ trợ thêm 15% trở lên. 

Nhờ đó, lượng máy cấy tăng qua các năm.

Nỗ lực đưa máy cấy vào trồng lúa - Ảnh 1.

Chiếc máy cấy mạ khay được nhiều nông dân Hà Nội đến tìm hiểu cách sử dụng và vận hành. Ảnh: Thu Hà

Theo ông Vương Toàn Nguyễn - Giám đốc HTX nông nghiệp Hồng Phong (xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ) để tăng diện tích cơ giới hóa, thành phố có cơ chế hỗ trợ hộ nông dân mua máy cấy; tạo điều kiện về mặt bằng để HTX xây dựng kho bãi, nhà xưởng chứa máy móc, giá thể, tập kết khay mạ; quy hoạch bài bản đồng ruộng thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung…

Từ năm 2012 đến nay, tổng kinh phí hỗ trợ cho đề án cơ giới hóa trong khâu mạ khay, cấy máy của huyện đạt hơn 18 tỷ đồng. Hiện nay, huyện còn hỗ trợ các hộ dân áp dụng phương pháp cấy máy với mức 50.000 - 75.000 đồng/sào. 

Năm 2012, diện tích cấy máy của huyện chỉ đạt 70ha nhưng tới nay, số lượng này là 1.000ha, đạt 14% và cao nhất TP.Hà Nội.

Tại HTX nông nghiệp Phú Triều (xã Nam Triều, Phú Xuyên), việc làm mạ khay cấy lúa được bắt đầu từ rất sớm. Ông Nguyễn Khắc Đức - Giám đốc HTX cho hay, giai đoạn đầu, việc đưa máy cấy vào trồng lúa gặp nhiều khó khăn, chỉ đạt từ 10 - 15% diện tích. 

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, sự hỗ trợ tích cực của thành phố và huyện, đến nay diện tích cấy máy của xã đã tăng nhanh với 45 máy cấy. Năm 2014, diện tích cấy máy chỉ đạt 10-15% thì nay tăng lên 90%. Riêng thôn Phong Triều đạt 95% diện tích.

Chia sẻ cách thức triển khai thực hiện, ông Đức cho biết: "Để tháo gỡ khó khăn trong khâu làm mạ khay tập trung, HTX đã có cách làm linh hoạt. Nếu có điều kiện mặt bằng, các hộ mua khay mạ về tự bảo quản, chăm sóc; chủ máy cấy hỗ trợ gieo hạt giống cho xã viên. Nhờ đó, xã viên giảm chi phí làm mạ khay, còn HTX thì khắc phục được việc thiếu mặt bằng".

Thiếu vốn, khó áp dụng đại trà

Tương tự, tại huyện Ba Vì, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Phan Thị Xuân Hương cũng đánh giá cao hiệu quả mô hình gieo mạ bằng khay, cấy lúa bằng máy. Bà Hương cho biết: Vụ mùa 2020, đơn vị triển khai mạ khay, cấy máy trên quy mô 50ha tại xã Phú Cường. Qua đánh giá thực tế, tổng chi phí của mô hình giảm tới 40% so với gieo mạ, cấy tay truyền thống, đồng thời khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực khi thời vụ vào lúc cao điểm.

Bà Cao Thị Thủy - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết (huyện Ứng Hòa) cho hay, nhờ áp dụng mô hình mạ khay, cấy máy, ngoài tổ chức sản xuất nhanh gọn diện tích lúa mùa tại địa phương, HTX còn hỗ trợ nhiều xã cấy vụ mùa nhanh, tránh bỏ hoang đất nông nghiệp. Cụ thể, trong vụ mùa 2020, toàn bộ hơn 10ha ruộng bỏ hoang của xã Quảng Phú Cầu được HTX đưa máy cấy vào sản xuất rất thuận lợi.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, một máy cấy 4 hàng làm việc 8 giờ/ngày sẽ cấy được 0,8-1ha, tương đương 25-30 người vừa cấy, vừa nhổ mạ. Để nhân rộng mô hình mạ khay, cấy máy, trong năm 2019 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ gieo 108.000 khay mạ để cấy máy cho 400ha lúa/2 vụ tại 5 điểm thuộc 4 huyện. 

Vụ mùa 2020, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ 6 máy cấy lúa, 4 dây chuyền gieo mạ khay tự động; xây dựng mô hình sản xuất mạ khay, mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy với quy mô 108.000 khay mạ cho 400ha lúa tại 8 huyện.

Hiệu quả mô hình mạ khay, cấy máy đã rõ, song hiện nay việc đưa mạ khay, cấy máy vào áp dụng đại trà tại các địa phương còn chậm, không bảo đảm chất lượng. Để tháo gỡ khó khăn trên, nhiều đại diện HTX kiến nghị thành phố có cơ chế hỗ trợ HTX về kinh phí phát triển dây chuyền mạ khay. Huyện cũng kiến nghị thành phố có chính sách hỗ trợ địa phương thành lập thêm 1 - 2 trung tâm sản xuất mạ khay đồng bộ ở tất cả các khâu…

Theo Thu Hà/danviet.vn
https://danviet.vn/ha-noi-no-luc-dua-may-cay-vao-trong-lua-nong-dan-bot-canh-cong-lung-20201029171415842.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập380
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại855,534
  • Tổng lượt truy cập92,029,263
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây