Học tập đạo đức HCM

Khai thác đất đồi rừng, hội viên ở Thái Nguyên thu lãi cao

Chủ nhật - 07/03/2021 18:45
Từ định hướng phát triển kinh tế VAC bền vững và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên, ngay từ đầu quý I/2021, Hội Làm vườn (HLV) Thái Nguyên đã xuất hiện khá nhiều mô hình VAC cho thu nhập cao.

Nhiều hội viên đã tham gia hợp tác xã, từng bước làm giàu trên đất đồi rừng.

t7a.JPG
 
Đàn dúi đang sinh sôi tại hộ gia đình anh Ma Văn Khoa.

Làm giàu từ đất đồi rừng

Ông Mai Văn Toàn, Giám đốc HTX Vạn Phúc (xã La Hiên, huyện Võ Nhai) cho biết, HTX có 40 thành viên, chuyên sản xuất chè và 27 ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Gia đình ông Toàn nuôi 3.000 con gà, trồng 5ha keo lai  (toàn HTX là 50ha), hiện keo lai đã 5 tuổi, hàng năm tiếp tục trồng bổ sung. Đồi chè 2ha, giá chè 100.000 – 120.000 đồng/kg, thời gian tới sẽ chuyển sang canh tác chè theo quy trình VietGAP để có giá cao hơn. Ngoài ra, ông còn trồng các loại rau vụ đông, trong đó, khoai tây 5ha (HTX là 10ha), giá bán tại ruộng 7.200 đồng/kg. Đáng ghi nhận là, năm 2020, HTX Vạn Phúc đã liên kết với HTX xã Sông Cầu (Bắc Giang) sản xuất khoai tây vụ Đông ổn định.

Về chăn nuôi, ông Toàn nuôi dúi, lợn, gà, trâu, bò; trong đó, gà 3.000 con, giá bán tại vườn 47.000 đồng/kg; 3 trại nuôi dúi 500 con, cho thu nhập cao, thức ăn của dúi là tre bánh tẻ, ngô, giá bán bình quân tại chuồng 500.000 đồng/kg (khoảng 1,8 -2,0 kg/con).   

Một thành viên xuất sắc trong HTX là anh Ma Văn Khoa, xóm Cây Thị, xã La Hiên, cho biết, anh tham gia HTX Vạn Phúc 5 năm nay. Gia đình hiện nuôi 4 con bò; 400 con dúi; ao cá truyền thống 2 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2); trồng 1 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) chè. Gia đình anh đang từng bước sản xuất chè hữu cơ, để tham gia sản phẩm OCOP và có thu nhập cao hơn. Ngoài ra, anh còn có 2ha đồi rừng trồng keo lai, và 3ha trồng cây ăn quả gồm ổi, mít, thanh long...

Được biết, nuôi dúi đang đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình anh Khoa, vì đây là loại thực phẩm sạch ở vùng đồi rừng. Thức ăn của dúi là tre nứa, nhưng nay đồi rừng  măng tre tự nhiên đã tàn lụi, nhường chỗ cho keo lai. Năm 2016, một số bà con đi rừng về đã bắt được dúi và nuôi thử nghiệm thành công, trong đó có gia đình anh. Cũng như một số thành viên trong HTX, anh Khoa đang nuôi tại gia đình trên 400 con dúi. 

t7.JPG

Anh Ma Văn Khoa chăm sóc vườn chè.

So với ở rừng, đàn dúi ở nhà được ăn uống đầy đủ hơn, ngoài măng tre là thức ăn chính, còn được ăn ngô thoải mái. Tuy nhiên, không được vận động như ở trong rừng, khi hết nguồn thức ăn, dúi phải di chuyển đến địa bàn khác, có tre nứa để sinh sống. Để có thức ăn thường xuyên cho đàn dúi 400 con, anh Khoa đã trồng 20 bụi tre. Dúi được ăn tre, không ảnh hưởng sức khoẻ và chất lượng thịt.  

“Tham gia HTX, các thành viên được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chè, mua phân bón với giá rẻ hơn ở ngoài, vừa đảm bảo chất lượng, vừa được trả chậm. Mặt khác, đến vụ, HTX thu mua chè ổn định cho bà con, không ai phải tự lo đầu ra và bán với giá trôi nổi trên thị trường như trước đây. Ai có nhu cầu về những sản phẩm của chúng tôi (cả dúi và chè), xin liên hệ số điện thoại: 0914284700”, anh Khoa cho biết thêm.

Cùng hội viên phát triển sản xuất

Ngay từ đầu Xuân mới 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, HLV Thái Nguyên đã chủ động phòng chống dịch bệnh. Toàn thể cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội, theo đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Hội vẫn sát cánh cùng bà con phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, duy trì đều đặn công tác đào tạo nghề. 

Công việc chủ đạo, xuyên suốt của Hội trong nhiều năm qua là hướng dẫn, khuyến khích hội viên mạnh dạn làm giàu từ kinh tế VAC. Vì vậy, Hội luôn nỗ lực xây dựng các mô hình điểm, phát huy cách làm mới, hiệu quả cao, từ lĩnh vực VAC để bà con học tập, tham quan và nhân rộng. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, tổ chức tập huấn, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Chú trọng lựa chọn cây, con phù hợp, hiệu quả kinh tế cao đưa vào sản xuất.

Ngoài ra, Hội đã triển khai 3 mô hình cây ăn quả ở 3 xã: Sơn Cẩm, Tân Khánh, An Khánh (mỗi xã 2ha). Đồng thời, hỗ trợ phân bón hữu cơ cho các mô hình trồng mít, bưởi đỏ Tân Lạc, hồng xiêm, xoài, hiện tỷ lệ cây sống đạt 100% và phát triển tốt. Đặc biệt, đã triển khai được 4 mô hình tưới cây ăn quả, theo công nghệ Israel tại 2 xã Tức Tranh và Vô Tranh, huyện Phú Lương.

Trong năm qua, mặc dù phải thường xuyên cảnh giác và đối phó với dịch Covid-19, song Hội Làm vườn Thái Nguyên vẫn triển khai được 8 lớp tập huấn cho cán bộ, hội viên tại các huyện Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai. Đem đến cho hội viên những điều cần thiết như: kỹ thuật trồng cây ăn quả, trồng hồng xiêm xoài, chăn nuôi gà hữu cơ; quy hoạch và thiết kế vườn mẫu; kỹ thuật ủ phân vi sinh, đệm lót sinh học; trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ; tổ chức quản lý theo chuỗi giá trị sản phẩm, truy xuất nguồn gốc...

Trao đổi với chúng tôi, bà Đào Thị Dung, Chủ tịch HLV tỉnh Thái Nguyên, cho biết: “Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn luôn được Hội đặc biệt quan tâm. Năm 2020, Trung tâm Dạy nghề VAC đã tổ chức được 3 lớp sơ cấp nghề nuôi ong mật cho 90 hội viên là người dân tộc thiểu số. Phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới Thái Nguyên tổ chức hội thảo “Phát triển vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới”.

Hội cũng đã phối hợp với HLV Việt Nam triển khai 3 mô hình vườn mẫu theo hướng hữu cơ, tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai (hỗ trợ vẽ thiết kế 3D vườn mẫu, trồng hàng rào cây xanh, xây dựng mái che sân vườn, sản xuất phân vi sinh, đệm lót sinh học...); 3 mô hình nuôi gà theo hướng hữu cơ (hỗ trợ con giống, vắc-xin, cám...). Phối hợp với Công ty Phân bón sông Gianh triển khai 01 mô hình sử dụng phân bón hữu cơ sông Gianh tại xã La Hiên; cùng với Chi cục Thủy sản thả cá giống tại 7 hộ với diện tích 3ha”.

 Theo Yên Như/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/khai-thac-dat-doi-rung-hoi-vien-o-thai-nguyen-thu-lai-cao-post40926.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay30,001
  • Tháng hiện tại1,316,426
  • Tổng lượt truy cập88,671,496
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây