Học tập đạo đức HCM

Lào Cai: Trồng rau trái vụ theo công nghệ cao

Thứ tư - 26/08/2020 23:52
Anh Hoàng Văn Sánh sinh năm 1978 tại Ý Yên, Nam Định. Năm 2000 anh tốt nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và chọn lập nghiệp tại Lào Cai.

Cũng như bao sinh viên khác, anh ấp ủ bằng kiến thức đã học sẽ lựa chọn một công việc phù hợp với chuyên ngành mình đã học. Sau khi ra trường anh làm ở Công ty Môi trường đô thị TX Sa Pa (Lào Cai). Nhưng với niềm đam mê làm nông nghiệp, công tác được 15 năm anh xin nghỉ và việc thuê đất tại thôn Má Tra, phường Sa Pả, TX Sa Pa để trồng rau ứng dụng công nghệ cao.

Vào thăm Hợp tác xã Bảo Minh do anh Hoàng Văn Sánh làm chủ tịch Hội đồng quản trị, các công nhân đang làm cỏ, chăm sóc su hào, cà chua trong lúc sản phẩm đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Nhìn những luống su hào xanh non mơn mởn, những quả cà chua đang chuyển dần sang màu chín đỏ thật đẹp mắt.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Sánh cho biết khi quyết định nghỉ việc để chọn việc sản xuất nông nghiệp, anh với gặp vô vàn khó khăn, từ việc lựa chọn địa điểm thực hiện, thuê được mặt bằng, đến việc thuê được nhân công để sản xuất... Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực, bước đầu anh đã thành công sự lựa chọn đó.

Công nhân của Hợp tác xã Bảo Minh chăm sóc su hào trái vụ.

Công nhân của Hợp tác xã Bảo Minh chăm sóc su hào trái vụ.

Hợp tác xã của anh gồm 7 hộ thành viên và các hộ nông dân liên kết, với tổng diện tích 10 ha, trong đó diện tích nhà lưới hơn 2 ha, tập trung chủ yếu tại thôn Má Tra (phường Sa Pả) và thôn Giàng Tra (xã Tả Phìn). Đây đều là những nơi được khí hậu thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm mùa đông lạnh, anh cho đất nghỉ tháng 12; tháng 1, tháng 2 bắt đầu trồng rau cải thảo, su hào. Mùa hè mát mẻ, phù hợp trồng rau, củ, quả trái vụ nên hợp tác xã đầu tư trồng su hào, cà chua. Các sản phẩm do trồng trái vụ nên năng suất thấp hơn nhưng giá bán lại cao hơn chính vụ. Theo tính toán của anh, mỗi ha trồng rau trừ chi phí anh thu được hơn 100 triệu đồng/năm.

Hợp tác xã mới đi vào hoạt động được 2 năm nhưng đã ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 công nhân, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân trong vùng. Các sản phẩm của hợp tác xã đã được thị trường Lào Cai, Hà Nội, Hòa Bình, Lai Châu biết đến.

Bằng niềm say mê ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình sản xuất rau của anh Sánh cho hiệu quả cao và là hướng đi mà nhiều nông dân khác có thể học tập làm theo.

Theo Đặng Thương Thảo/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay25,058
  • Tháng hiện tại326,627
  • Tổng lượt truy cập92,704,291
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây