Học tập đạo đức HCM

“Lên đời” cho đặc sản Hậu Giang

Thứ sáu - 07/08/2020 05:00
Sau thời gian triển khai quyết liệt, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Hậu Giang đã giúp gia tăng thêm giá trị sản phẩm.

22 sản phẩm tiềm năng 3 - 4 sao

Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã dồn sức thực hiện đề án thực hiện Chương trình OCOP như mở nhiều lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ; hướng dẫn cán bộ địa phương tìm và chọn các sản phẩm tiềm năng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp hiểu được mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP muốn hướng đến.

Mới đây, ngành chức năng tỉnh này đã khảo sát, sàng lọc mức độ đạt tiêu chí OCOP của từng sản phẩm nông sản. 

Sau khi khảo sát 55 sản phẩm, bước đầu, ngành chức năng xác định có 17 - 18 sản phẩm có khả năng đạt 4 sao (từ 70 - 89 điểm) theo quy định của tiêu chí OCOP; đồng thời có 14 - 15 sản phẩm đạt 3 sao (từ 50 - 69 điểm), riêng 22 sản phẩm còn lại là nằm trong nhóm tiềm năng để phấn đấu đạt lên 3 sao và 4 sao.

“Lên đời” cho đặc sản của Hậu Giang - Ảnh 1.

Sản phẩm từ cá thát lát ở huyện Phụng Hiệp được Hội đồng OCOP tỉnh Hậu Giang đánh giá đạt 4 sao. Ảnh: HUỲNH XÂY

"Những sản phẩm được công nhận OCOP đang là xu thế về nguồn hàng ưu tiên lựa chọn tại các siêu thị lớn nên đây sẽ là cơ hội lớn về thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm này. Ngoài ra, những hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp có sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ để mở rộng quy mô, thay đổi mẫu mã, công nghệ sản xuất…".

Ông Huỳnh Thành Hữu

Từ cơ sở xác định sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấp độ sao như trên và kết quả họp hội đồng đánh giá, phân loại ở các huyện, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Hậu Giang quyết định đã chấm điểm và thống nhất công nhận 14 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 3 sao.

Cụ thể, huyện Châu Thành A có 4 sản phẩm được xếp hạng 4 sao gồm: Sữa dê thanh trùng, yaourt sữa dê, sữa chua dê sấy khô và phô mai dê, 1 sản phẩm đạt 3 sao là trà mãng cầu. 

Đối với TP.Vị Thanh, có 4 sản phẩm đạt 4 sao gồm: Cá thát lát rút xương, chả cá thát lát tươi, chả cá thát lát tẩm gia vị và khổ qua rừng nhồi chả cá thát lát.

Hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất

Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP thời gian qua, tỉnh Hậu Giang cũng gặp những khó khăn nhất định. Cụ thể, do phụ trách kiêm nhiệm nên trình độ của một bộ phận cán bộ chưa nắm bắt kịp thời và đầy đủ các nội dung trong bộ tiêu chí đánh giá về sản phẩm OCOP. 

Người tạo ra sản phẩm OCOP chưa thật sự mặn mà trong công tác phối hợp thực hiện cùng với ngành chức năng do các chủ thể chưa thấy được lợi ích khi tham gia chương trình. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa rà soát hết sản phẩm tại đơn vị mình, nhất là những sản phẩm có từ lâu đời.

Ông Huỳnh Thành Hữu - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hậu Giang cho hay, để khắc phục tình trạng trên cũng như phấn đấu đến cuối năm 2020, Hậu Giang có ít nhất 25 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao và 4 sao, ngành chức năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP đến với các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp đang thực hiện nhằm nhận được sự đồng tình và phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác thực hiện. 

"Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương trong tỉnh về việc hỗ trợ một số sản phẩm tiềm năng để tạo nguồn công nhận sản phẩm đạt 3 sao và 4 sao trong thời gian tới. Đồng thời, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ từ tỉnh đến ấp đang phụ trách lĩnh vực này, qua đây giúp cán bộ nắm chắc hơn những kỹ năng của bộ tiêu chí xét công nhận sản phẩm OCOP" - ông Hữu cho biết thêm.

Đối với các địa phương, ông Hữu cho rằng, cần vào cuộc và triển khai quyết liệt hơn những nội dung của Chương trình OCOP trên địa bàn mình phụ trách. Trong đó, sớm bổ sung thêm những sản phẩm truyền thống để có giải pháp vực dậy trong thời gian tới, đồng thời cũng cần quan tâm hơn đến công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình. 

Về chủ thể thực hiện, cần phối hợp và tham gia tích cực cùng với chính quyền địa phương, vì đây là quyền và lợi ích của doanh nghiệp, hộ gia đình khi có sản phẩm được công nhận OCOP.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay27,738
  • Tháng hiện tại27,738
  • Tổng lượt truy cập88,706,072
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây