Về xã Yên Đồng khi nhắc đến tên chị Trần Thị Linh thì không ai là không biết, mọi người biết đến chị là người làm ra thực phẩm sạch phục vụ bà con, đồng thời là người tiên phong, thành công ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất.
Được sự giới thiệu của một vị cán bộ xã, sợ đường vào nhà chị Linh lòng vòng khó tìm vì nơi này heo hút, vị cán bộ xã này đã tạm gác lại công việc dẫn chúng tôi đi. Men theo con đường độc đạo, chạy vòng vèo dưới chân các dãy núi, chúng tôi tìm đến gia đình nhà chị Linh.
Hơn 1000m2 nhà kính, nhà lưới nằm lọt thỏm giữa các dãy núi heo hút, bên trong là những luống dưa, cà chua xanh mởn mơn, sai trĩu quả và cô thôn nữ Trần Thị Linh đang miệt mài thu hái quả trong đó.
Muốn thành công phải thay đổi cách làm.
Linh kể, vốn gia đình là dân kinh doanh nên đi lại nhiều nơi, nhân thấy nhu cầu về thực phẩm sạch của thị trường rất lớn nên chị đã bàn với chồng đầu tư vào làm nông nghiệp hữu cơ. Ban đầu, chị trồng chủ yếu là dưa, cà chua... theo phương pháp hữu cơ, nói không với thuốc trừ sâu và các loại phân bón hóa học.
Nhưng sâu bệnh ngày một nhiều nên càng về sau năng suất càng giảm, mẫu mã lại xấu bán không được giá nên hiệu quả kinh tế không ăn thua gì.
"Ngày đó trồng ngoài trời mấy vụ đầu còn đỡ, càng về sau sâu bệnh nó càng phá hoại nhiều, chúng ăn từ lá đến quả không tha cái gì hết. Năng suất giảm thảm hại, nhiều vụ còn mất trắng, nhưng may mắn là mình có đầu ra ổn định, vì mọi người biết mình làm ra sản phẩm sạch " - Linh nhớ lại.
Nhận thấy, phương thức canh tác quá lạc hậu là nguyên nhân chính dẫn đến mùa vụ thất thường, năng suất thấp. Linh mạnh dạn đầu tư hơn 200 triệu để làm 1000m2 vừa nhà kính và nhà màng, để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Thấy Linh trồng dưa, cà chua trong nhà lưới, nhà kính hàng xóm, người thân... ai cũng nghi ngờ về hiệu quả mang lại. Mọi người ai cũng bảo, trồng dưa ngoài trời năng suất vẫn tốt, lại đỡ tốn kém sao lại không làm, trồng theo cách này làm gì cho tốn kém ra, lại chưa biết hiệu quả thế nào.
"Mọi người trước nay vẫn chưa biết ứng dụng nông nghiệp cao vào canh tác, khi thấy tôi làm vậy nên hoài nghi là chuyện bình thường. Người thì phản đối, người thì ủng hộ... nhưng đa phần phản đối là chính, thậm chí nhiều người bảo khùng" - Linh cười kể lại.
Thu hơn 20 triệu mỗi tháng nhờ ứng dụng nông nghiệp 4.0 vào sản xuất.
Với 1000m2 vừa nhà kính và nhà lưới, Linh trồng chủ yếu 3 loại là dưa leo, dưa baby, cà chua... Đối với dưa thì mỗi năm trồng được từ 3-4 vụ, còn cà chua là 2 vụ.
Vào mùa thu hoạch, mỗi ngày Linh hái về trên 100kg dưa các loại, từ 50-70 kg cà chua, đầu ra chủ yếu ở các trường học trong xã và sân gôn gần đó. Nhờ có kênh bán hàng riêng của mình, đầu ra của Linh ổn định, không no bị ế ẩm hay thương lái ép giá.
Chia sẻ với báo điện tử Dân Việt, Linh cho biết, trồng dưa trong nhà kính, nhà màng chắc ăn và ít bị rủi ro, hạn chế tối đa được sâu bệnh phá hoại, dễ chăm sóc và hầu như trồng vụ nào cũng thắng.
Từ lúc chuyển sang trồng dưa, cà chua trong nhà màng, nhà kính hầu như quanh năm Linh đều có sản phẩm để bán. Dù thời tiết gần đây khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng Linh vẫn thu lại được kết quả cao.
Dưa baby và dưa leo trồng khoảng hơn 1 tháng là bắt đầu cho thu hoạch, thu liên tục trong vòng 2 tháng. Đối với cà chua thì thời gian trồng lâu hơn, trồng khoảng 3 tháng mới cho quả và thu hái liên tục trong vòng 2 tháng.
"Vào vụ thu hoạch, mỗi ngày tiền từ bán dưa, cà chua cũng thu về khoảng 1,5 triệu đồng. Chia đều cho các tháng thì thu nhập trung bình cũng đạt từ 20 -25 triệu đồng/tháng" - Linh tiết lộ.
Cũng theo Linh, hiện đầu ra tương đối ổn định và nhu cầu của khách hàng tăng mạnh. Trong thời gian sắp tới, để đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng, gia đình Linh sẽ mở rộng thêm mô hình, chuyển giao công nghệ cho bà con đang có nhu cầu. Đồng thời, sẽ bao tiêu đầu ra cho bà con nếu làm đúng theo quy trình chuẩn của mình.
Theo Phạm Quân/danviet.vn
https://danviet.vn/ninh-binh-trong-du-thu-dua-ca-cong-nghe-cao-hotgirl-cua-lang-son-cuoc-hai-hang-chuc-trieu-thang-20210507211228693.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã