Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Bình Thuận tăng trưởng khá

Thứ tư - 07/10/2020 21:29
Nhờ tái cơ cấu, ngành nông nghiệp Bình Thuận đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,3%/năm, đạt kế hoạch đề ra.

Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho hay, sau 3 năm thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, nông nghiệp Bình Thuận đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, cơ cấu cây trồng chuyển đổi đúng hướng, diện tích cây lâu năm từ 33,4% (năm 2017) tăng lên 36,2% (năm 2020); diện tích cây hàng năm từ 66,5% (năm 2017) giảm còn 63,8% (năm 2020). Diện tích đất lúa được quản lý chặt chẽ, đến nay đất sản xuất lúa toàn tỉnh đạt 53.580 ha, đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch được Chính phủ giao.

Công tác xã hội hóa giống lúa được đẩy mạnh, diện tích sử dụng giống lúa xác nhận toàn tỉnh nâng lên 80% (năm 2020). Chương trình liên kết sản xuất “4 nhà” đã thực hiện 1.294 ha lúa thuần và 1.200 ha lúa nếp chất lượng cao; duy trì 3.000 ha lúa chất lượng cao tại huyện Tánh Linh.

Vườn thanh long sản xuất tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: K.S.

Vườn thanh long sản xuất tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: K.S.

Để phát huy hiệu quả sử dụng đất và tăng cường tiết kiệm nguồn nước tưới, giai đoạn 2017- 2020, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 9.238 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác như bắp, rau đậu các loại... Các loại cây trồng chuyển đổi trên đất lúa đều cho năng suất, hiệu quả cao hơn 2,2 - 4,8 lần so với sản xuất lúa. Từ đó, bước đầu tạo hiệu ứng tích cực trong sản xuất nông nghiệp, nhất là tạo hướng đi mới trên đất canh tác lúa nước từ quảng canh, thu nhập thấp sang luân canh có thu nhập cao, tiết kiệm nước tưới.

Tỉnh cũng duy trì ổn định diện tích các cây trồng lợi thế quan trọng, trong đó diện tích thanh long hiện khoảng 33.300 ha, tăng 20% so năm 2017; sản lượng thanh long đạt 697.300 tấn. Chất lượng thanh long Bình Thuận trong những năm gần đây đã được quan tâm cải thiện và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất như tưới nhỏ giọt, tưới phun, sử dụng phân hữu cơ sinh học, chế phẩm sinh học vào sản xuất; chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang hình thức liên kết.

Hiện tỉnh có khoảng 10.200 ha thanh long được cấp chứng nhận VietGAP (chiếm 35% diện tích thanh long toàn tỉnh). Diện tích cao su khoảng 42.300 ha, sản lượng cao su đạt 58.410 tấn, tăng 12,45% so năm 2017. Diện tích cây điều 17.154 ha, sản lượng điều đạt 12.190 tấn tăng 26,3% so năm 2017.

 
Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận. Ảnh: K.S.

Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận. Ảnh: K.S.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Bình Thuận phát triển mạnh chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, an toàn sinh học. Trong đó, tổng đàn trâu, bò đạt 177.040 con tăng 2,5%; đàn lợn chất lượng đạt 288.500 con tăng 8,6% và đàn gia cầm các loại đạt khoảng 3.850.000 con tăng 14,6% so với năm 2017. Dự kiến trong năm 2020, lĩnh vực chăn nuôi sẽ cung ứng hơn 60.000 tấn thịt hơi các loại tăng 11,4% so với năm 2017.

Trong lĩnh vực thủy sản, toàn tỉnh có 141 cơ sở sản xuất tôm giống/783 trại/80.600 m3 bể ương. Tất cả sản xuất theo quy trình công nghiệp, đầu tư quy mô lớn; dự kiến sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2020 ước đạt 24,5 tỷ post, tăng 0,9% so năm 2017.

Tàu cá tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao công suất, gắn với giảm tàu thuyền công suất nhỏ.  Theo đó, tàu thuyền từ 90 CV trở lên có 3.433 chiếc, tàu có chiều dài từ 15 m trở lên có 1.929 chiếc. So với năm 2017, tàu cá công suất từ 90 CV trở lên tăng 387 chiếc; góp phần đưa sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2020 ước đạt 210.000 tấn.  

Lĩnh vực lâm nghiệp, tỉnh thực hiện tốt công tác rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; cân nhắc kỹ trong chuyển mục đích sử dụng rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Nhờ vậy độ che phủ rừng của tỉnh đạt 43%.

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, trong giai đoạn tới, ngành nông nghiệp Bình Thuận tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, lợi thế của địa phương. Thực hiện tốt chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,294,897
  • Tổng lượt truy cập88,649,967
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây