Sản phẩm gốm Bát Tràng được quảng bá tại điểm bán. Ảnh: Thùy Linh |
Tới dự có các đồng chí: Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm TP. Hà Nội năm 2020, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch và tích cực phối hợp cùng UBND quận Hà Đông, các huyện Gia Lâm, Quốc Oai, Thị xã Sơn Tây, các trung tâm thương mại, siêu thị xây dựng các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. Hiện đã có 8 điểm giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP tại quận Hà Đông, Thị xã Sơn Tây, siêu thị Big C, MM Market Thăng Long khai trương và đi vào hoạt động.
Việc triển khai thí điểm Điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề truyền thống xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, đặt tại “Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt”, do Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh quản lý, sẽ là địa điểm chính thống giới thiệu, trưng bày, quảng bá và bán các sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn, các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP; sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của các doanh nghiệp, công ty, HTX, hộ gia đình trên địa bàn huyện Gia Lâm, trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành lân cận; phục vụ người dân, khách du lịch đến tham quan Làng nghề truyền thống xã Bát Tràng và các điểm du lịch tại huyện Gia Lâm.
“Sau khi đi vào hoạt động ổn định, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục kết nối sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành phố trên cả nước đưa vào điểm bán sản phẩm OCOP của Thành phố”, bà Lan nhấn mạnh.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng cho biết, năm 2019, huyện đã có 19 sản phẩm được UBND TP. Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP, trong đó, 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao và 14 sản phẩm đạt 4 sao... Năm 2020, huyện tiếp tục đánh giá, phân hạng 30 sản phẩm mới thuộc 3 nhóm sản phẩm thực phẩm, thảo dược, lưu niệm nội thất, trang trí; đồng thời hoàn thiện hồ sơ 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao trình Trung ương xem xét và quyết định.
Việc triển khai thực hiện hiệu quả chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã góp phần phát huy thế mạnh, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế đối với các xã, thị trấn; tạo động lực, sức bật trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
Lễ khai trương điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề truyền thống xã Bát Tràng là kết quả của bước đầu chương trình xây dựng Mỗi xã một sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị và đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng; tạo sức hút đối với khách du lịch đến với địa phương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm khẳng định, sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan để hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc xây dựng, thẩm định, đề xuất công nhận các sản phẩm OCOP trên địa bàn; tạo điều kiện mở rộng, phát triển sản phẩm OCOP trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Theo Thùy Linh/thanglong.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã