Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Đem loài cây rừng gai đâm tua tủa về nhà trồng, tưởng dở ngờ đâu thu nhập cực ổn

Thứ hai - 05/10/2020 19:42
Thay vì chỉ tìm và khai thác trong tự nhiên như trước đó, thời gian gần đây nhiều gia đình thiểu số người Hre ở các huyện miền núi Minh Long, Ba Tơ...còn đưa cây mây rừng về trồng trong vườn nhà, nương rẫy để tăng thu nhập cho gia đình.

Dọc theo trục đường đi vào bản làng xã Long Môn, huyện Minh Long; Ba Điền, Ba Vinh...huyện Ba Tơ, không khó để nhìn thấy những bụi mây rừng được các gia đình nơi đây mang về trồng ở vườn nhà, nương rẫy.

Cũng như việc khai thác nhiều loại sản vật mọc hoang dã khác, từ nhiều năm qua khai thác mây rừng đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho không ít hộ gia đình người Hre ở các huyện này.

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 1.

Một bụi cây mây rừng

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 2.

Khai thác mây rừng mang lại nguồn thu không nhỏ cho các gia đình thiểu số người Hre.

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 3.

Mây được người dân khai thác mang về nhà để bán.

Ngày trước mây rừng mọc nhiều lắm, chỉ cần ra ven đồi núi gần nhà cũng có thể chặt thu hoạch được. Nhưng mấy năm gần đây do người khai thác đông, hàng loạt diện tích rừng ở gần bị đốt, san ủi để lấy đất trồng bạch đàn, keo nên mây ít dần.

Vì vậy theo nhiều người dân ở huyện Ba Tơ, để khai thác được mây trong tự nhiên phải đi bộ 3-5 giờ, vào tận trong rừng sâu mới tìm thấy và chặt mang về bán. Hôm nào gặp chỗ mây mọc nhiều thì được 40-50 kg/người, ít thì 20-30 kg/người.

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 4.
Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 5.

Mây rừng được đem về trồng, nằm xen lẫn với cau và những loại cây khác trong vườn, rẫy.

Giá mây được các tiểu thương thu mua dao động từ 5.000-6000 đồng/kg, nguồn thu từ mây tuy chưa đến mức để làm giàu nhưng mang lại một khoản tiền khá cho nhiều hộ dân trong vùng.

Tuy nhiên trước tình trạng nguồn mây mọc trong tự nhiên ngày càng hiếm, nên nhiều hộ dân đã đưa mây về trồng ở ven vườn nhà, nương rẫy.

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 6.

Một góc vườn trồng mây.

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 7.

Sau khi đốn chặt, phần vỏ bên ngoài được lột bỏ.

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 8.
Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 9.

Rồi được cột lại thành từng bó .

Anh Đinh Văn Đê (37 tuổi), ở xã Ba Vinh cho biết: Cây mây từ khi trồng đến lần thu hoạch đầu khoảng 4-5 năm. Nhưng thời gian của lần thu hoạch kế tiếp chỉ còn lại 2-3 năm. Do đặc tính mây rừng sinh trưởng và phát triển mạnh cho nên ngoài phát quang bụi cây dại xung quanh sau mỗi lần thu hoạch, không phải tốn công chăm sóc, hay bón phân gì cả.

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 10.

Chở mây đến địa điểm để bán.

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 11.

Một điểm thu mua mây của người dân.

Quảng Ngãi: “Kéo” mây về rẫy, vườn nhà - Ảnh 12.

Sau khi mua, mây sẽ được các tiểu thương chở về bán cho các cơ sở chế biến ở miền xuôi.

 Tùy diện tích trồng mà nguồn thu nhập từ loại cây trồng này của các hộ gia đình nhiều hay ít. Trong đó không ít gia đình có số tiền bán mây sau mỗi lần thu hoạch tính bằng con số nhiều chục triệu đồng/vụ.

Theo Công Tâm/danviet.vn
https://danviet.vn/quang-ngai-dem-loai-cay-rung-gai-dam-tua-tua-ve-nha-trong-tuong-do-ngo-dau-thu-nhap-cuc-on-20201005134304815.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay14,834
  • Tháng hiện tại386,896
  • Tổng lượt truy cập92,764,560
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây