Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh: Đưa giống cây trồng công nghệ cao vào phục vụ sản xuất, chế biến

Thứ tư - 28/10/2020 23:58
Trong những năm qua, việc chuyển đổi cây trồng công nghệ cao nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, phục vụ chế biến được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm.

Qua đó, nhiều vùng sản xuất chuyên canh được hình thành (vùng lúa chất lượng, cây ăn quả, chè, lạc...) nhiều đối tượng cây trồng mới, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao được đưa vào sản xuất, chế biến đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân.

Khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến

Một trong số giống cây trồng công nghệ cao được áp dụng trong thời gian gần đây phải kế đến giống cây lạc công nghiệp L29 gắn với liên kết chế biến sản phẩm tại TX Đông Triều và TP Uông Bí do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh thực hiện.

Trước đó, đơn vị đã khảo sát đầu ra cho sản phẩm dựa vào nhu cầu sử dụng nguyên liệu, phục vụ cho sản xuất dầu thực vật tại một số cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, nguyên liệu cho chế biến còn thiếu, nhiều cơ sở bắt buộc phải nhập hoàn toàn từ các địa phương khác nên giá thành đắt đỏ.

Chỉ tính riêng TP Uông Bí (Quảng Ninh) đã có khoảng 10 cơ sở chế biến dầu thực vật thủ công, điển hình như cơ sở ép dầu Hải Yến mỗi tháng có thể sản xuất hơn 10.000 lít dầu thực vật (dầu lạc), tương ứng với nhu cầu nguồn nguyên liệu từ 25 - 30 tấn/tháng. Trước đây, nguồn nguyên liệu gần như nhập từ các vùng sản xuất ở Nam Định, Hải Dương, Thái Bình...nên giá thành nguyên liệu đầu vào cao, tính ổn định thấp do không làm chủ được vùng nguyên liệu.

Hiện các sản phẩm dầu lạc của cơ sở ép dầu Hải Yên đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, minh chứng tiềm năng của cây nguyên liệu. Ảnh: Anh Thắng.

Hiện các sản phẩm dầu lạc của cơ sở ép dầu Hải Yên đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, minh chứng tiềm năng của cây nguyên liệu. Ảnh: Anh Thắng.

Tại Quảng Ninh, diện tích trồng lạc toàn tỉnh năm 2020 đạt 2.125,8 ha với năng suất trung bình 17,5 tạ/ha; vụ xuân năm 2020 diện tích trồng lạc toàn tỉnh đạt trên 1.680,8 ha, năng suất trung bình ước đạt 18,63 tạ/ha. Một số giống lạc chủ yếu gồm: L14, L18, L23 và một số giống lạc của địa phương.

Trước khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu dựa vào vốn đất nông nghiệp phong phú của địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp, UBND và Hội nông dân xã/phường 2 địa phương là Uông Bí và Đông Triều để tiến hành khảo sát địa điểm, lựa chọn các hộ dân tham gia mô hình đảm bảo yêu cầu.

Theo đó, đơn vị đã lựa chọn được 149 hộ nông dân tham gia với quy mô 21 ha tại xã Bình Khê, TX Đông Triều và phường Bắc Sơn, TP Uông Bí.

Địa điểm triển khai thực hiện thuộc vùng trồng hoa màu tập trung của các địa phương, có đường giao thông thuận lợi cho việc theo dõi, chăm sóc, tham quan và hội thảo đầu bờ. Các hộ tham gia mô hình đã có kinh nghiệm trong sản xuất và có khả năng đối ứng đầy đủ các loại vật tư theo yêu cầu.

Sẵn sàng thay thế các loại cây trồng cùng loại

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Phó phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh: Đơn vị chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn, địa phương để nắm bắt tình hình trồng trọt, sản xuất. Thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật của Trung tâm bám sát đồng ruộng để theo dõi, giám sát, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Trong toàn bộ quá trình trồng giống lạc L29, người dân đồng thuận cam kết trong việc tuân thủ các quy định trong quy trình sản xuất, đáp ứng đầy đủ yêu cầu để đảm bảo thực hiện mô hình thành công.

“Chúng tôi xác định việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật là nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện mô hình, giúp nông dân nắm bắt được các kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu đỗ triển khai 2 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật mô hình cho đại diện các hộ tham gia mô hình với trên trên 60 lượt hộ tham gia. Giảng viên tập huấn trực tiếp trao đổi, hướng dẫn kỹ thuật nên các nội dung về kỹ thuật nên các hộ dễ tiếp cận và vận dụng vào thực tế sản xuất đạt hiệu quả”, ông Phú nói thêm.

Các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh thường xuyên trao đổi kinh nghiệp với các đơn vị liên quan, theo dõi quá trình sinh trưởng của giống lạc L29. Ảnh: Anh Thắng.

Các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh thường xuyên trao đổi kinh nghiệp với các đơn vị liên quan, theo dõi quá trình sinh trưởng của giống lạc L29. Ảnh: Anh Thắng.

Đến nay, ứng dụng giống lạc mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất dần thay thế dần các giống lạc có năng suất, chất lượng thấp của địa phương. Đặc biệt, xây dựng mối liên kết giữa sản xuất với chế biến, tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp, làm việc với Cơ sở ép dầu Hải Yến, phường Quang Trung, TP Uông Bí để liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Cơ sở ép dầu Hải Yến đã cam kết thu mua toàn bộ số lạc cho nông dân có nhu cầu tiêu thụ, trong điều kiện đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng để chế biến.

Qua theo dõi thực tế các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các giống lạc L29 trong mô hình cho thấy: Tỷ lệ nảy mầm của các giống lạc L29 cao, đạt >95%, cây con mọc đồng đều, sinh trưởng phát triển khỏe và nhanh hơn các giống lạc được nông dân tự để giống lại. Thân lá phát triển khỏe, thân đứng gọn nên có khả năng trồng thâm canh với mật độ cao.

Khả năng ra hoa cao, quả tập trung, quả sai, đặc biệt kháng được bệnh héo xanh vi khuẩn (bệnh chết rũ), không nảy mầm trong hạt khi chín, tỷ lệ quả chắc cao, vỏ mỏng, nhân đều và có màu hồng tươi đẹp hơn so với giống lạc địa phương. Giống lạc L29 có khả năng kháng tốt hơn so với giống lạc đang được địa phương đang trồng.

Về hiệu quả kinh tế, ông Cam Văn Quảng, thôn Quán Vuông, xã Bình Khê, TX Đông Triều cho biết: Mùa vụ năm nay, giống lạc L29 cho thu nhập đạt 63 triệu đồng/ha/vụ, còn trồng thực tế, nhiều ruộng trong mô hình của gia đình tôi có năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, việc trồng lạc trong vụ xuân có thể tận dụng trồng các diện tích đất lúa 1 vụ không chủ động nước tưới để tạo thêm thu nhập cho nông dân, đồng thời cải tạo được đất trồng do cây lạc là cây trồng có khả năng cải tạo đất.

Từ kết quả bước của mô hình, mở ra triển vọng ứng dụng trồng giống lạc mới L29 và các biện pháp kỹ thuật đi kèm, giúp mở rộng diện tích trồng, tăng sản lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, góp phần tăng thu nhập cho nông dân trồng lạc tại đia phương.

Theo Anh Thắng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,000,827
  • Tổng lượt truy cập92,174,556
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây