Học tập đạo đức HCM

Quảng Trị: Theo đuổi nông nghiệp hữu cơ, bán lúa tươi, nhận tiền tươi ngay tại ruộng

Thứ hai - 12/10/2020 02:34
Những năm vừa qua, tỉnh Quảng Trị theo đuổi phát triển nông nghiệp hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Thương hiệu lúa hữu cơ Quảng Trị là một trong những minh chứng rõ nét.
Lúa gạo hữu cơ Quảng Trị được công nhận sản phẩm OCOP
Chỉ cần vào google gõ từ khoá lúa hữu cơ, bạn sẽ nhận ngay đề xuất lúa hữu cơ Quảng Trị với 7.880.000 kết quả trong 0,38 giây. Điều này minh chứng, thương hiệu lúa hữu cơ Quảng Trị đã phủ sóng rộng khắp.
Khi bạn ra đồng lúa, đến nơi nào ở ruộng có nhiều cá tự nhiên, ắt hẳn đó là cánh đồng lúa hữu cơ.
Ông Nguyễn Giang - Giám đốc Hợp tác xã Phước Thị, huyện Gio Linh, Quảng Trị cho biết, hợp tác xã của ông có 23 ha trồng lúa hữu cơ, ngoài việc lúa phát triển tốt còn có rất nhiều cá trên đồng ruộng. 
"Chúng tôi đã ghi nhận 1 hộ làm 1,7 ha lúa thu hoạch 1,5 tạ cá và 1 hộ làm 8 sào lúa cũng thu được 67 kg cá. Nếu thu hoạch toàn bộ 23 ha lúa, số cá sẽ rất lớn", ông Giang nói.
Quảng Trị: Phát triển nông nghiệp hữu cơ hướng đi mới để nông dân làm giàu - Ảnh 1.
Gạo hữu cơ Quảng Trị đã được công nhận là sản phẩm OCOP
 
Theo ông Giang, trước đây trồng lúa theo cách truyền thống, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân hoá học khiến cá tự nhiên không sống nổi. Từ 4 năm nay, người dân trồng lúa hữu cơ, sử dụng phân bón Ong Biển, lúa tốt, năng suất cao, bán lúa tươi, nhận tiền tươi tại ruộng mà giá cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa truyền thống.
"Trước đây, chăm lúa phải phun thuốc hoá học độc hại, thu hoạch xong nông dân phải phơi khô mới bán được, lại bị thương lái ép giá. Còn nay, trồng lúa, bón phân hữu cơ rất an toàn, đến vụ thu hoạch, nông dân chỉ chỗ cho máy gặt liên hợp đưa lên bờ là có công ty bao tiêu sản phẩm, trả tiền tươi, rất nhàn" – ông Giang cho hay.
Ông Hồ Xuân Hoè – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, Quảng Trị lựa chọn mục tiêu là địa phương tiên phong về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên quy mô lớn, gắn với các sản phẩm chủ lực là gạo hữu cơ chất lượng cao, cà phê arabica Khe Sanh, hồ tiêu Quảng Trị và cây ăn quả đặc sản.
Quảng Trị: Phát triển nông nghiệp hữu cơ hướng đi mới để nông dân làm giàu - Ảnh 2.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thăm đồng lúa hữu cơ, cho thu nhập gấp 2-3 trồng lúa truyền thống.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới theo hướng chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị theo chuỗi liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất thông qua doanh nghiệp, tạo sản phẩm có quy mô lớn, đồng nhất, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng, ổn định tốc độ tăng trưởng nông-lâm-thuỷ sản bình quân hàng năm đạt trên 3,7%, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Sản phẩm hữu cơ Quảng Trị đã có mặt tại thị trường trong nước và quốc tế, góp phần rất lớn thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo đuổi ước mơ "thủ phủ" nông nghiệp hữu cơ
Ông Hoè cho biết, trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, điển hình nhất là mô hình sản xuất lúa trên cánh đồng lớn. Hiện nay, Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Nam, Công ty cổ phần nông sản hữu cơ Quảng Trị đã tiến hành ký hợp đồng với 6 hợp tác xã, tổ hợp tác thuộc 4 huyện để xây dựng vùng sản xuất gạo hữu cơ với tổng diện tích gần 800ha trong 7 vụ (từ vụ hè thu năm 2017 đến vụ hè thu 2020), sản lượng lúa tươi thu được hơn 5.000 tấn.
Quảng Trị: Phát triển nông nghiệp hữu cơ hướng đi mới để nông dân làm giàu - Ảnh 3.
Tỉnh Quảng Trị theo đuổi ước mơ trở thành "thủ phủ" nông nghiệp hữu cơ.
Đây là mô hình hoàn toàn không sử dụng yếu tố hoá học trong quá trình sản xuất nhưng vẫn cho năng suất ngang và cao hơn sản xuất truyền thống. Đặc biệt, đối với các vùng đất sản xuất liên tục, nâng suất ngày càng cao dù lượng phân bón vụ sau giảm 100kg/ha so với vụ trước. Mô hình sản xuất lúa hữu cơ đạt hiệu quả trên 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Công ty bao tiêu toàn bộ sản phấm lúa tươi và trả tiền ngay tại ruộng với năng suất bình quân sau 60 tạ/ha, nơi cao đạt 80 tạ/ha, cho thu nhập bình quân 36 triệu đồng/ha, nơi cao đạt 48 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, diện tích lúa hữu cơ cho lợi nhuận bình quân 26-38 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất đại trà theo cách truyền thống từ 8-20 triệu đồng/ha. 
Như vậy, với 2 vụ/năm, mỗi ha trồng lúa hữu cơ nông dân lãi 52-76 triệu đồng, cao hơn 1,5-2 lần so với trồng lúa đại trà. Mặc dù mới xuất hiện trên thị trường như thương hiệu lúa hữu cơ Quảng Trị đã trở thành thương hiệu mạnh, được phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn trên toàn quốc như 7Eleven, US Mart, Queenslan… Mỗi ha sản xuất lúa hữu cơ, ngoài bán lúa cho công ty, nông dân còn thu hoạch thêm khoảng 50-80kg cá tự nhiên, tăng thu nhập.
Được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Tổ chức Tầm nhìn thế giới, trên địa bàn huyện Triệu Phong đã và đang đẩy mạnh phong trào canh tác tự nhiên trên một số loại cây trồng, vật nuôi tạo sinh kế bền vững cho người dân. 
Sau 5 năm triển khai đã có hơn 100ha/năm (lúa, rau các loại) được canh tác theo quy trình canh tác tự nhiên, hàng chục mô hình chăn nuôi gà, lợn sử dụng các chế phẩm tự nhiên được chuyển giao từ chuyên gia Hàn Quốc.
Quảng Trị: Phát triển nông nghiệp hữu cơ hướng đi mới để nông dân làm giàu - Ảnh 4.
Ông Võ Văn Hưng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (ảnh chụp lúc đang làm Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Trị) bắt cá đồng trên ruộng lúa hữu cơ.
Sản phẩm của mô hình được các công ty trên địa bàn tỉnh và các cửa hàng ở TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang (Khánh Hoà) ưa chuộng, bày bán. Quy trình sản xuất gạo sạch Triệu Phong đã đạt giải nhất về công nghệ phù hợp thân thiện với môi trường năm 2017 tại Hội nghị quốc tế về công nghệ phù hợp thân thiện với môi trường diễn ra tại thủ đô Seul, Hàn Quốc.
Mô hình đã tạo ra phong trào sản xuất sâu rộng cho các địa phương trong tỉnh. "Ở Quảng Trị còn có các mô hình canh tác hữu cơ như trồng cam, rau, thanh long ruột đỏ, cà phê hữu cơ sinh thái…, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, diện tích sản xuất hữu cơ trên tất cả các loại cây đạt 5.000-10.000 ha…"- ông Hoè cho hay.
Ông Võ Văn Hưng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh theo đuổi ước mơ trở thành "thủ phủ" nông nghiệp hữu cơ. Phát huy những thành quả đạt được, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, an toàn; đẩy mạnh sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản
Để đạt mục tiêu đó, Quảng Trị sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyến khích, thu hút đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao.
PGS Trần Đăng Xuân - Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh (Đại học Hiroshima, Nhật Bản) cho biết, ông đã làm xét nghiệm các chỉ tiêu và phát hiện gạo hữu cơ Ong Biển Quảng Trị và nhận thấy không những gạo sạch mà còn đạt cả 545 chỉ tiêu về chất lượng. Không chỉ vậy, hai hợp chất Momilactone A và Momilactone B (MA và MB) có tác dụng chống tiểu đường, béo phì, bệnh gút còn được tìm thấy trong gạo hữu cơ Quảng Trị.
Năm 2019, toàn tỉnh Quảng Trị đã có 02 HTX, 06 công ty TNHH và 04 hộ kinh doanh tham gia thực hiện Chương trình OCOP với 19 sản phẩm OCOP được công nhận (trong đó có 02 sản phẩm đạt 4 sao và 17 sản phẩm đạt 3 sao) như: Dầu lạc nguyên chất super green, dầu mè nguyên chất super green, gạo sạch Quảng Trị, tinh bột sắn, bơ đậu phụng super green, hạt tiêu đen, cao cà gai leo, cao chè vằng, măng muối chua, măng dầm tỏi ớt, cà phê bột, bột ngũ cốc dinh dưỡng, bún Vạn Ninh, rượu men lá Ba Nang, tranh gạo, nước lau sàn tinh dầu sả - bồ hòn…
Mục tiêu trong năm 2020, Quảng Trị xác định và tập trung phát triển, nâng cấp 19 sản phẩm đã được đánh giá. Đối với các địa phương trong chỉ đạo điểm Chương trình OCOP tập trung phát triển sản phẩm để đạt hạng 4 sao, 5 sao. Ngoài ra, xây dựng 2-3 dự án/huyện phát triển chuỗi giá trị gắn với Chương trình OCOP để tạo mô hình điểm của tỉnh
 
Theo Ngọc Vũ - Bùi Quảng Trung/danviet.vn
https://danviet.vn/quang-tri-theo-duoi-nong-nghiep-huu-co-ban-lua-tuoi-nhan-tien-tuoi-ngay-tai-ruong-20201011084051.htm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay24,867
  • Tháng hiện tại326,436
  • Tổng lượt truy cập92,704,100
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây