Học tập đạo đức HCM

Sản xuất cây dược liệu ổn định đời sống bà con vùng cao

Thứ ba - 13/10/2020 22:04
Trồng cây dược liệu thay thế cây trồng kém hiệu quả đã và đang mang thu nhập tốt hơn cho bà con vùng cao Lai Châu trên chính đồng ruộng của mình.
Bà con ở Sìn Hồ chăm sóc cây đương quy. Ảnh: T.H.

Bà con ở Sìn Hồ chăm sóc cây đương quy. Ảnh: T.H.

Cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Sản xuất cây dược liệu tại huyện Sìn Hồ là hướng đi phù hợp với bà con sinh sống tại đây, khi tận dụng được những thế mạnh của vùng đất này. Trong khi đó, cây được liệu có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…

Tại Sìn Hồ, một số cây dược liệu đã được bà con trồng thành công như đương quy, đỗ trọng, sâm cát cánh... Những loại cây dược liệu này tập trung chủ yếu ở xã Sà Dề Phìn, Phăng Sô Lin, Tả Phìn, Làng Mô, Tả Ngảo…

Với lợi thế, tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu, và với sự hỗ trợ của huyện, bà con ở những xã trên đã trồng hơn 20ha cây đương quy. Qua đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa, ngô và những loại hoa màu khác trên cùng diện tích canh tác.

Ông Mùa A Dì, người dân tộc Mông ở bản Sà Dề Phìn (xã Sà Dề Phìn) đã chuyển đổi 600m2 đất ruộng 1 vụ và cải tạo vườn tạp sang trồng cây đương quy. Chỉ sau một vụ thu hoạch gia đình ông đã thu về gần 200 triệu đồng. Số tiền này ngoài sức tưởng tượng của ông vì hiệu quả kinh tế gấp tới 6 lần so với trồng cây lương thực có hạt, canh tác theo lối truyền thống trước đây.

Ông Dì cho biết, số tiền thu từ bán đương quy giúp gia đình tôi cũng như những hộ dân trong bản có thu nhập ổn định. Có tiền mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Còn tại huyện Nậm Nhùn, xã Pú Đao có khí hậu nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, nên thuận lợi cho loại cây sa nhân tím. Vì vậy, huyện Nậm Nhùn đưa cây sa nhân tím vào trồng tại Pú Đao nhằm tận dụng diện tích đất trồng rừng chưa khép tán cũng như diện tích đất nương kém hiệu quả, tạo sinh kế lâu dài cho người dân.

Tới nay, toàn xã Pú Đao có 46ha sa nhân tím, trong đó 42ha trồng dưới tán rừng và 4ha trồng trên đất nương. Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, tỉ lệ cây sống và sinh trưởng tốt đạt trên 95%.

Ông Nguyễn Quang Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn - cho biết, quỹ đất dưới tán rừng ở xã Pú Đao rất lớn, vì thế việc phát triển cây sa nhân tím dưới tán rừng mang lại nhiều lợi ích cho bà con. Sau này, sa nhân tím thu hoạch sẽ cho thu nhập bình quân dự kiến khoảng 30 - 50 triệu đồng/ha, cao hơn 3 lần trồng lúa, ngô.

Người dân ở xã Khun Há (huyện Tam Đường, Lai Châu) cùng cán bộ huyện kiểm tra sự phát triển của sâm Lai Châu. Ảnh: T.M

Người dân ở xã Khun Há (huyện Tam Đường, Lai Châu) cùng cán bộ huyện kiểm tra sự phát triển của sâm Lai Châu. Ảnh: T.M

Hướng đi phù hợp

Với trên 2/3 diện tích tự nhiên là rừng, đất lâm nghiệp, thảm thực vật phong phú, Lai Châu có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai rộng, có tiềm năng trong phát triển cây dược liệu quý hiếm. Vì vậy, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, doanh nghiệp, người dân về bảo tồn, đầu tư phát triển cây dược liệu.

Song song với đó, tỉnh hướng dẫn các vùng sản xuất áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hái, bao gói, bảo quản để nâng cao chất lượng, mẫu mã khi tiêu thụ. Tại các địa phương cũng lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phát triển sản xuất, sự nghiệp khoa học… để giúp bà con phát triển cây dược liệu, mang lại thu nhập cao.

Theo kết quả khảo sát của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), trên địa bàn Lai Châu hiện có 875 loài dược liệu, trong đó có 20 loài cây thuốc thuộc diện nguy cấp, quý hiếm cần bảo tồn đặc biệt là cây thất diệp nhất chi hoa (bảy lá một hoa), lan kim tuyến, hà thủ ô đỏ, đẳng sâm, đan sâm…

Trước đó, một số nghiên cứu bảo tồn, phát triển các loại sâm, tam thất hoang cũng được Lai Châu triển khai thông qua các đề tài, dự án, mô hình nghiên cứu. Qua đó, những loại cây dược liệu phù hợp, có giá trị kinh tế cao được chọn để bảo tồn, phát triển xây dựng thương hiệu như lan kim tuyến trên dãy Hoàng Liên.

Vì vậy, thời gian qua nhiều đơn vị đã tiến hành khảo sát tại Lai Châu để tìm hướng đầu tư vào trồng cây dược liệu… góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho bà con nông dân.

UBND tỉnh Lai Châu cũng đã phê duyệt đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đối với các loại sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa và lan kim tuyến, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh hỗ trợ một lần 50% chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Đây là tiền đề thuận lợi cho việc bảo tồn một số cây dược liệu quý, xác định những loài cây dược liệu chủ lực, định hướng quy mô, các khu vực phát triển để thu hút các tổ chức, doanh nghiệp cùng người dân sản xuất trên chính đồng ruộng của họ và tiêu thụ sản phẩm.

Tại một số huyện như Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè, Tam Đường, người dân chủ động trồng dược liệu và cho thấy hiệu quả nên bắt đầu tăng dần quy mô.

Gắn kết trong sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Lai Châu chú trọng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để kêu gọi đầu tư cho nông nghiệp, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm.

Đặc biệt, tỉnh Lai Châu cũng quan tâm đẩy mạnh các hình thức tổ chức sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị theo mô hình liên kết 5 nhà gồm nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà băng, hỗ trợ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Các nhà máy sơ chế, chế biến được xây dựng để bảo quản nông sản, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Tiêu thụ nông sản tại Lai Châu

Tiêu thụ nông sản tại Lai Châu

Hiện nay, tỉnh Lai Châu đã xây dựng 3.021ha diện tích sản xuất tập trung lúa chất lượng cao gồm các giống Séng cù, tẻ râu, nếp tan…; gần 7.000ha cây chè và sản xuất nhiều sản phẩm chè chất lượng cao như sen cha, mát cha, ô long…; hình thành vùng cây ăn quả ôn đới với diện tích 6.100ha và phát triển cây dược liệu với trên 8.000ha. Trong đó, một số cây dược liệu chủ lực là sa nhân tím, nghệ, đương quy, sâm, đương quy...

Ngoài ra, nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào trồng để đa dạng hóa sản phẩm lâm nghiệp như: Sơn tra (1.970ha), mắc ca (2.704ha), quế (6.356ha); tận dụng mặt nước hồ thủy điện để triển khai nuôi cá lồng và nhiều sản phẩm cá lồng đã khai thác phục vụ thị trường. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng hàng năm của tỉnh Lai Châu đạt 2.488 tấn, thu nhập người dân trồng lúa đạt 68 triệu đồng/ha/2 vụ và trồng chè 65 triệu đồng/ha...

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải, hiện nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng trong tỉnh; việc tích tụ đất đai đáp ứng sản xuất quy mô lớn khó thực; liên kết sản xuất còn thiếu bền vững…

Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế, tỉnh Lai Châu tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, kiên cố; gắn xây dựng nông thôn mới với quy hoạch phát triển nông nghiệp, đô thị, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Đặc biệt, huy động hệ thống chính trị vào cuộc và tạo sự đồng thuận của người dân thực hiện tốt các đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao thu nhập từ kinh tế nông nghiệp.

 

Nguồn tin: Hải Đăng - Hoàng Anh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại311,843
  • Tổng lượt truy cập92,689,507
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây