Học tập đạo đức HCM

Sóc Trăng: Ông tỷ phú nông dân nuôi nhiều rắn hổ mang to bự nhất miền Tây

Thứ năm - 17/12/2020 18:58
Trong khi nhiều nông dân đang loay hoay lựa chọn nuôi động vật nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao, không phải rơi vào tình trạng “dội chợ”, “rớt giá” thì ở xã Mỹ Tú (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) có một nông dân chọn mô hình nuôi rắn hổ mang với quy mô lớn đã và đang thu về trên 1 tỷ đồng tiền lãi/năm.

Mô hình nuôi rắn hổ mang này được nhiều người đến tham quan, học tập, làm theo và mang lại kết quả rất khả quan.

Nuôi rắn hổ mang-Có gan làm giàu

Sau khi chúng tôi cam kết phải hết sức cẩn thận và tuân thủ theo hướng dẫn khi tham quan “vương quốc” rắn hổ mang, anh Phan Thanh Bình (35 tuổi) đưa chúng tôi “mục sở thị” trang trại nuôi rắn hổ mang được xem là lớn nhất ĐBSCL đến thời điểm hiện nay.

Sóc Trăng: Ông tỷ phú nông dân nuôi nhiều rắn hổ mang to bự nhất miền Tây - Ảnh 1.

“Vua rắn hổ mang” Phan Thanh Bình, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng bên một con rắn hổ mang to bự...

Vừa đi anh vừa kể cơ duyên đến với mô hình nuôi rắn hổ mang độc lạ này: “Trước đây, tôi chuyên mua bán và nuôi các loại động vật như: ba ba, cua đinh, rắn, cá các loại nhưng không thành công.

Năm 2015, thấy địa phương mình còn rất nhiều rắn hổ mang, tôi nghĩ sao mình không thử nuôi, nhân giống loại động vật hoang dã này".

Ban đầu, nhiều người can ngăn vì lo sợ loại rắn có nọc độc khá nguy hiểm này nhưng anh Phan Thanh Bình quyết định thực hiện. Bởi anh thấy một số tỉnh phía Bắc họ rất thành công khi nuôi rắn hổ mang thì cớ sao mình không làm được.

Ban đầu, anh Phan Thanh Bình đã đến tìm hiểu tập quán sinh sống của rắn hổ mang, cách sinh trưởng, nhân giống, chăm sóc, phòng bệnh lẫn các biện pháp bảo vệ an toàn khi nuôi rắn hổ mang ở nhiều địa phương như: Tiền Giang, Sóc Trăng, Hà Nội, Bình Dương…

Cùng với đó, anh tự tìm hiểu về nghề nuôi rắn hổ mang thông qua các trang mạng chăn nuôi, các tư liệu trong và ngoài nước. Sau đó, anh Phan Thanh Bình bắt đầu thả nuôi 70 con rắn hổ mang bố mẹ đầu tiên.

Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang nên lượng hao hụt ban đầu lên trên 60%. Không nản chí, anh Bình tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất bại của mình và dần dà khắc phục được các yếu điểm.

Sóc Trăng: Ông tỷ phú nông dân nuôi nhiều rắn hổ mang to bự nhất miền Tây - Ảnh 3.

Một con rắn hổ mang bố mẹ trong chuồng.

Anh Bình chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang: mang tiếng là rắn độc nhưng nếu biết thuần dưỡng và không chọc phá, đánh động, đuổi bắt quyết liệt thì rắn hổ mang lại rất hiền lành. 

Cạnh đó, chế độ chăm sóc, cho rắn hổ mang ăn phải hết sức chu đáo, đúng giờ, đúng ngày (5 ngày cho rắn ăn một lần).

Thức ăn của rắn hổ mang thường là gà, vịt con được nhổ lông thật sạch hoặc cá rô phi nguyên con (không xay nhuyễn).
 

Mỗi con rắn hổ mang bố mẹ được nuôi riêng mỗi chuồng với diện tích 4m2. Sau khi phối giống, rắn hổ mang bố mẹ được thả về chuồng riêng của mình.

Trong chuồng nuôi rắn hổ mang không cần ánh sáng, được trang bị ít đất để làm mát cho rắn. Thường sau khi phủ giống 30- 40 ngày, rắn hổ mang mẹ sẽ sinh ra trứng.

Trứng rắn hổ mang được ủ dưới 2 lớp cát khoảng 60 ngày sẽ nở thành rắn hổ mang con. Đây chính là bí quyết khá độc đáo và thành công của chàng thanh niên đất Mỹ Tú để sở hữu trang trại nuôi rắn hổ mang “khủng” của mình.

Thành công ngoài mong đợi nhờ nuôi rắn hổ mang

Đến thời điểm hiện nay, "vua rắn hổ mang" Phan Thanh Bình đang sở hữu trên 2.000 con rắn hổ mang bố mẹ. Mỗi năm anh xuất bán trên 20.000 con rắn hổ mang giống với giá 120.000- 150.000 đồng/con ( mỗi con có trọng lượng 150- 180g).

Riêng rắn hổ mang thành phẩm bán với giá 650.000- 700.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ lớn nhất rắn hổ mang giống lẫn rắn hổ mang thương phẩm là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ở ĐBSCL.

Sóc Trăng: Ông tỷ phú nông dân nuôi nhiều rắn hổ mang to bự nhất miền Tây - Ảnh 5.

Rắn hổ mang con.

Điều đáng nói là anh Phan Thanh Bình luôn tuân thủ các quy định về việc chăn nuôi động vật hoang dã của Nhà nước như đăng ký trang trại, ghi chép, báo cáo số lượng phát triển với các cơ quan chức năng. Toàn bộ trang trại nuôi rắn hổ mang đều được rào chắn rất an toàn, biệt lập, xa nơi đông dân.

Cùng với đó, anh Bình còn bao tiêu toàn bộ sản phẩm rắn hổ mang thương phẩm cho người nuôi khi mua con rắn giống từ cơ sở Thanh Bình.

Đó là chưa kể đến việc anh sẵn sàng tư vấn rất cụ thể cách làm chuồng nuôi rắn, chăm sóc và các vấn đề có liên quan khác qua hệ thống điện thoại thông minh rất nhanh chóng, tiện lợi. Nhiều nông dân gặp khó khăn đã được anh “bán chịu” con rắn hổ mang giống với giá rẻ hay “cho không” để thoát nghèo.

Anh Nguyễn Hoàng Thái (xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) kể: “Ban đầu, nghe chuyện nuôi rắn độc của anh Bình, ai cũng ngán ngại nhưng khi đến tham quan thực tế, được anh tư vấn, hướng dẫn thì tôi và nhiều người rất an tâm. Bản thân tôi được anh “bán chịu” 20 con rắn hổ mang giống. Sau khi thu hoạch bán rắn, tôi lời 20 triệu đồng. Nuôi rắn hổ mang có phải vất vả gì đâu, lại không mất nhiều diện tích làm chuồng trại”.

Anh Phan Thanh Bình nói thêm: Nuôi rắn hổ mang là mô hình mang nhiều ưu điểm như: ít cần đất bởi có thể thiết kế chuồng nuôi nhiều tầng; số lần cho rắn ăn rất ít; được thị trường ưa chuộng; giá bán rắn hổ mang cao so với các loại động vật hoang dã khác; rắn hổ mang không “dội chợ”. Bình quân mỗi con rắn hổ mang từ khi nở đến khi bán thành phẩm sẽ cho lời 1- 1,2 triệu đồng.

Theo Song Anh/danviet.vn
https://danviet.vn/soc-trang-ong-ty-phu-nong-dan-nuoi-nhieu-ran-ho-mang-to-bu-nhat-mien-tay-20201217233057157.htm


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay32,538
  • Tháng hiện tại636,446
  • Tổng lượt truy cập93,014,110
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây